tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tăng biên độ, tiền đồng vẫn đắt lên 2,4% so với nhân dân tệ

  • Cập nhật : 13/08/2015

(Tai chinh)

Tại các ngân hàng, khảo sát cho thấy, tỷ giá nhân dân tệ xác lập một mặt bằng giá mới, giảm liên tục so với tiền đồng với mức xấp xỉ 2,4% trong 2 ngày qua.

 

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều sử dụng hệ thống chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà nước. Theo đó, tỷ giá nội tệ được ngân hàng Trung ương 2 nước (ở Trung Quốc là Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (PBOC) và Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước (NHNN)) neo theo đồng USD, biến động trong biên độ nhất định.

Hôm qua, Trung Quốc đã phá giá nhân dân tệ 1,9%, mức kỷ lục trong hơn 2 thập kỷ qua. Sau động thái của Trung Quốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sáng nay đã điều chỉnh biên độ tỷ giá từ 1% lên 2%.

Theo đó, tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữ nguyên ở mức 21.673 VND/USD nhưng tỷ giá trần tăng lên 22.106 VND/USD và tỷ giá sàn hạ xuống là 21.240 VND/USD.

Hôm nay, nhân dân tệ tiếp tục bị phá giá thêm 1,6%. Với mức phá giá 3,5% sau 2 ngày của nhân dân tệ trong khi đồng Việt Nam chỉ mới rẻ đi 1% so với USD, đã khiến tiền đồng trở lên đắt hơn so với nhân dân tệ.

Tại các ngân hàng, khảo sát cho thấy, tỷ giá nhân dân tệ xác lập một mặt bằng giá mới, giảm liên tục so với tiền đồng với mức xấp xỉ 2,4% trong 2 ngày qua.

Cụ thể, tại VietinBank, 1 nhân dân tệ chỉ còn đổi được 3.451 đồng, so với mức 3.534 của ngày 10/8.

 

Lý giải việc điều chỉnh biên độ tỷ giá USD/VND, NHNN cho biết nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt cho tỷ giá trước các tác động bất lợi trên thị trường quốc tế, đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam sau động thái Trung Quốc phá giá đồng nhân tệ ở mức kỷ lục ngày hôm qua.

NHNN nhận định, với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam nhập siêu nhiều nhất từ Trung Quốc ít nhất từ năm 2007, trong khi với việc nhập khẩu ngày càng tăng, đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc trong năm 2014.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc bao gồm máy móc, thiết bị, điện thoại và phụ kiện, máy tính, độ điện tử và linh kiện, vải trong khi đó xuất khẩu chủ yếu là máy tính, đồ điện tử và linh kiện, sợi, dầu thô, gạo; sắn và các sản phẩm từ sắn.

Báo cáo của chứng khoán HSC nhận định, phần lớn những mặt hàng xuất khẩu đều khá nhạy cảm về giá và các nhà sản xuất trong nước phải điều chỉnh giá để duy trì sản lượng xuất khẩu.

Việc phá giá cũng tác động gián tiếp đến xuất khẩu hàng dệt may, sản phẩm công nghệ thông tin và hải sản trên thị trường toàn cầu. Với sự giảm giá này, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc bao gồm hàng dệt may, hải sản và thép chẳng hạn trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế so với xuất khẩu của Việt Nam ở các mặt hàng tương tự.

Việc Trung Quốc liên tục phá giá nhân dân tệ có thể tác động đến một số nên kinh tế khu vực khác như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc sẽ có động thái xem xét chính sách tiền tệ nhằm cải thiện tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

HSC ước tính sự giảm giá 1% của đồng nhân dân tệ sẽ làm tăng thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc thêm 0,6-0,8%.

(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục