Cuộc đua phá giá đồng tiền liên tục diễn ra khi các nền kinh tế gặp trục trặc, gây ra những hậu quả ở phạm vi xuyên quốc gia suốt gần một thế kỷ.

Cựu phó chủ tịch FED New York, ông Krishna Guha, cho rằng các nhà đầu tư không nên mặc định rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất trong tháng 12, bất chấp việc thị trường đang hướng về khả năng lãi suất tăng vào đầu năm sau.
Hầu hết các nhà quan sát thị trường và chuyên gia kinh tế không kỳ vọng chút nào về việc FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc họp vào ngày 28-29/10 này.
Ông Guha cho rằng, trước khi bước vào cuộc họp này, FED vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất vào tháng 12.
Theo ông, các nhà lãnh đạo vẫn đang thận trọng trước rủi ro, chưa vội quyết định và chờ đợi thêm 2 báo cáo việc làm sắp tới được công bố vào ngày 6/11/2015 và 4/12/2015. Ông đồng thời cảnh báo rằng thông báo chính sách công bố trong tuần này có thể sẽ có khuynh hướng thiên về thắt chặt chính sách hơn một chút.
Hiện đang là Phó chủ tịch công ty nghiên cứu ISI Group, ông Guha cho rằng mục đích của FED là để ngỏ mọi khả năng, vì vậy mọi người không nên vội kết luận rằng lãi suất sẽ tăng sau cuộc họp tháng 12 tới.
Chiến lược gia Anastasia Amoroso của JPMorgan Funds cũng đồng tình với ý kiến này khi cho rằng việc tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 cũng chỉ là một trong nhiều khả năng. Có nhiều vấn đề cần được xem xét từ giờ cho đến cuối năm, không chỉ là báo cáo kinh tế, mà FED còn phải xem xét rất nhiều số liệu thị trường.
Bà Amoroso cho rằng những lý do đằng sau việc FED bất ngờ không tăng lãi suất vào tháng 9 là sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu do chịu ảnh hưởng bởi Trung Quốc và sau đó là sự giảm mạnh của thị trường.
FED hiện có 2 nhiệm vụ là thúc đẩy việc làm và lạm phát.
Vấn đề lao động đã được cải thiện hơn nhiều so với vấn đề về lạm phát. Khi lạm phát vẫn tiếp tục ở dưới mức mục tiêu 2% của các nhà hoạch định chính sách của Fed, họ sẽ tiếp tục quan sát trước khi đưa ra quyết định tăng lãi suất.
Sau cuộc họp của FED vào ngày 28/10, chính phủ Mỹ sẽ công bố ước tính đầu tiên về tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III/2015. Theo dự báo, GDP của Mỹ trong quý III đạt mức tăng trưởng 1,4%, thấp hơn mức 3,9% của quý II/2015.
Cuộc đua phá giá đồng tiền liên tục diễn ra khi các nền kinh tế gặp trục trặc, gây ra những hậu quả ở phạm vi xuyên quốc gia suốt gần một thế kỷ.
Một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính năm 2007-2008 là việc tích tụ nợ của quốc gia, doanh nghiệp và hộ gia đình.
Tròn 1 tháng sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại OceanBank với giá 0 đồng, hôm qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình “nói chuyện thẳng thắn” với báo chí rằng: “Bản chất là ngân hàng bị mua lại đã phá sản”.
Nhân dân tệ được dự báo giảm giá thêm 1,6% so với USD trong nửa cuối năm nay, xuống 6,5 nhân dân tệ (NDT) đổi một USD.
Một năm qua, dù USD tăng giá, Ngân hàng Nhà nước vẫn trụ được ở cam kết không điều chỉnh tỷ giá quá 2%. Nhưng ngay sau khi Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ, Ngân hàng Nhà nước phải nới biên độ từ +/-1 lên +/-2%. Giới phân tích đưa ra một số kịch bản điều hành tỷ giá với giả định cơn “cuồng phong” Nhân dân tệ tiếp tục phả sức ép vào thị trường tài chính thế giới.
Những ngày tới, không loại trừ đồng nhân dân tệ sẽ giảm giá nữa, Việt Nam phải làm gì để giảm thiểu tác động?
Việc đồng Nhân dân tệ bất ngờ bị phá giá mấy ngày qua có thể sẽ khiến doanh nghiệp Trung Quốc thiệt hại nhiều tỷ USD trong bối cảnh nợ nần chồng chất và nền kinh tế giảm tốc.
Sau khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (CNY), thị trường thế giới tự phản ứng và có phần quá đà khi chưa kịp thích nghi với cơ chế tỷ giá mới. Theo đánh giá của Vụ Chính sách Tiền tệ, trong ngắn hạn tỷ giá CNY/USD sẽ có những biến động nhất định.
"Chúng ta không nên kỳ vọng nhiều vào việc nới biên độ giao dịch tỷ giá thêm 1% sẽ tạo nên những thay đổi đáng kể về cán cân thương mại".T.S Nguyễn Đức Độ nhận định.
Một phần, do các ngân hàng chạy đua bán nợ xấu cho VAMC phải tăng trích dự phòng rủi ro, đồng thời tín dụng tăng chậm, trong khi biên lãi trong hoạt động cho vay dần thu hẹp để cạnh tranh thu hút khách hàng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự