Tại các ngân hàng, khảo sát cho thấy, tỷ giá nhân dân tệ xác lập một mặt bằng giá mới, giảm liên tục so với tiền đồng với mức xấp xỉ 2,4% trong 2 ngày qua.

Kết quả khảo sát tại 23 ngân hàng cho thấy, thực tế trong thời gian gần đây, một số ngân hàng đã âm thầm điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Liệu rằng sắp tới có diễn ra thành một làn sóng ồ ạt?
Theo một báo cáo mới đây của Ngân hàng Nhà nước, thị trường bắt đầu xuất hiện một vài ngân hàng trong tuần cuối tháng 7 điều chỉnh giảm lãi suất khoảng 0,1- 0,3%/năm ở các kỳ hạn.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tại 23 ngân hàng, kết quả cho thấy đúng là trên thực tế, một số ngân hàng đã âm thầm điều chỉnh giảm lãi suất huy động, bao gồm: Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank).
So với cuộc khảo sát của chúng tôi cách đây 2 tháng, hầu hết các ngân hàng đều giữ nguyên hoặc tăng mức lãi suất kỳ hạn dưới 3 tháng, trong khi đó lại điều chỉnh giảm các kỳ hạn 6 tháng trở lên từ 0,2-0,4%.
Cụ thể, kỳ hạn từ 6 tháng đến 36 tháng, NCB giảm từ 0,2-0,3%, VPBank giảm 0,2-0,4%. LienVietPostBank giảm 0,05-0,1% từ kỳ hạn 9 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng vẫn tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất trong 2 tháng qua tuy nhiên chỉ ở kỳ hạn ngắn. Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) lãi suất huy động ở các kỳ hạn ngắn từ 1- 3 tháng được nới thêm với mức điều chỉnh tăng 0,2-0,3%.
Còn lại, một số ngân hàng giữ nguyên từ cuối đợt tăng đó cho đến nay như Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).
Hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm.
Tháng 8, nên gửi tiền ngân hàng nào?
Theo thống kê, trong nhóm ngân hàng cổ phần tư nhân, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đang là ngân hàng trả lãi thấp nhất trong tất cả các kỳ hạn từ 36 tháng trở xuống.
Trong khi đó, các ngân hàng Bac A Bank, VietCapital Bank, NCB, TPBank luôn là những ngân hàng niêm yết biểu lãi suất cao nhất trên thị trường hiện nay.
Lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 2 tháng đang dao động từ 4,15%-5,3%.Lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 2 tháng đang dao động từ 4,15%-5,3%.
NCB là ngân hàng trả lãi cao nhất với các kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng.NCB là ngân hàng trả lãi cao nhất với các kỳ hạn ngắn dưới 3 tháng.
Ở kỳ hạn 6 tháng, Bac A Bank và VietCapital Bank đều niêm yết lãi suất 6,2% - cao nhất trong số các ngân hàng được khảo sát.Ở kỳ hạn 6 tháng, Bac A Bank và VietCapital Bank đều niêm yết lãi suất 6,2% - cao nhất trong số các ngân hàng được khảo sát.
Ở kỳ hạn 1 năm, TPBank vươn lên dẫn đầu với lãi suất 7,45%/năm, trong khi thấp nhất là VIB với lãi suất 5,7%/năm. Tuy nhiên mức lãi suất tại TPbank là áp dụng đối với những khoản tiền gửi tái tục có số tiền từ 100 tỷ đồng trở lên và cam kết không rút trước hạn.
Dân kém mặn mà gửi tiết kiệm
Mức lãi suất huy động cao nhất hiện nay cũng chỉ còn quanh mức 7%/năm, chỉ bằng một nửa so với cách đây 3 năm, thì việc gửi tiền tiết kiệm chỉ được xem như là phương án an toàn, có sinh lời nhưng chưa phải là kênh hấp dẫn nhất tại thời điểm hiện tại.
Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cho biết, kết quả cuộc khảo sát của cơ quan này cho thấy 51% số người được khảo sát có tiền gửi tại các TCTD giảm khoảng 11% so với kết quả khảo sát trước đó vào quý III/2014 (63%) và ở mức thấp nhất kể từ năm 2012.
Trong khi đó, thị trường vàng liên tục biến động mạnh, cầm vàng trong lúc này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong 7 tháng đầu năm mỗi lượng vàng nắm giữ cũng lỗ gần 2 triệu đồng. Hơn nữa, tình hình giá USD vẫn rất căng thẳng,trước nhiều đồn đoán trước việc điều chỉnh nới biên độ hay không? Vậy mà lượng tiền nhàn rỗi của dân cư gửi vào hệ thống ngân hàng lại giảm. Vậy họ đang đầu tư vào đâu?
Phát biểu với báo chí gần đây, TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho rằng nguồn vốn tiền gửi ngân hàng đang có sự dịch chuyển sang lĩnh vực kinh doanh trực tiếp và các món giải ngân tín dụng bắt đầu tập trung rút vốn.
Lãi suất tiết kiệm vốn đã kém hấp dẫn cộng với động thái các ngân hàng đang quay trở lại cắt giảm lãi suất huy động lần này sẽ khiến người dân càng kém mặn mà gửi tiết kiệm và mang tiền đi đầu tư các kênh khác.
Tại các ngân hàng, khảo sát cho thấy, tỷ giá nhân dân tệ xác lập một mặt bằng giá mới, giảm liên tục so với tiền đồng với mức xấp xỉ 2,4% trong 2 ngày qua.
Điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá là để tạo sự chủ động và linh hoạt cho tỷ giá trước tác động bất lợi của diễn biến tài chính quốc tế.
Trung Quốc đang cố gắng “tung hứng” vài quả bóng trong cùng một lúc, và sẽ là rất ngạc nhiên nếu không có quả bóng nào rơi. Nhiệm vụ của Trung Quốc phức tạp đến nỗi sẽ có rất nhiều dấu hiệu gây nhầm lẫn cho thị trường.
Việc nới biên độ tỷ giá giữa VND và USD từ 1% lên 2% nhằm đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng mức tăng trên vẫn chưa “thấm”.
Là quốc gia láng giềng, đồng thời lại là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta, những diễn biến từ nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ nhiều ít tác động tới Việt Nam.
Điều này có nghĩa, dư địa giảm thêm lãi suất cho vay trung, dài hạn theo yêu cầu của Chính phủ vẫn còn, nếu Ngân hàng Nhà nước quyết liệt hơn.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) ngày 11/8 đã bất ngờ hạ tỷ giá đồng Nhân dân tệ với mức giảm mạnh nhất trong hai thập niên.
Một trong những diễn biến kinh tế nổi bật trên thế giới là đồng USD lên giá. Sự lên giá này tác động đến thế giới, trong đó có Việt Nam như thế nào?
Lợi thế về tỷ giá cũng sẽ giúp các đơn vị Trung Quốc tiếp tục có sức cạnh tranh lớn trong lĩnh vực đấu thầu các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện là một động lực chính đối với tăng trưởng GDP.
Đối với Malaysia, những nỗ lực bảo vệ đồng nội tệ Ringgit đang trượt giá khiến chúng ta nhớ lại cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997 – 1998.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự