Theo quan điểm của VDSC, để sẵn sàng cho khả năng mất giá của đồng NDT trong thời gian tới, mức giảm giá 1% mỗi quý đối với tiền đồng có thể là một lựa chọn khả dĩ.

Công ty chứng khoán MBS cho rằng tăng trưởng tín dụng cao có thể sẽ đẩy lãi suất tăng nhẹ trong thời gian tới và áp lực tỷ giá từ nay đến cuối năm đang ngày một gia tăng.
Báo cáo thị trường nợ mới đây của CTCK MB (MBS) cho biết, lãi suất liên ngân hàng đã tăng ở các kỳ hạn qua đêm đến một tháng trong hai tuần cuối tháng 11 do nhu cầu nguồn cầu vốn ngắn hạn tăng mặc dù NHNN đã bơm thanh khoản mạnh mẽ vào hệ thống. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng nhìn chung vẫn dồi dào thể hiện qua mức lãi suất kỳ hạn qua đêm được duy trì ở mức hợp lý.
Trong 11 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 13,98%, tăng đáng kể so với mức 10% cùng kỳ năm ngoái. Một số NHTM đã bắt đầu tăng lãi suất huy động tại các kỳ hạn ngắn với mức tăng từ 0,2 – 0,5%/năm. Hiện, mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4-7,2%/năm. Lãi suất huy động USD bằng mức trần do NHNN quy định là 0%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 0,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
CPI tháng 11 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng khoảng 0,58% so với cuối năm 2014. Trong tháng có tới 9/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá, song mức tăng là không lớn. Tăng cao nhất là nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng, tăng 0,32%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình với mức tăng 0,19%. Nhóm Đồ uống và thuốc là đứng thứ 3 với mức tăng 0,16%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, tăng 0,05%. Bên cạnh đó, trong tháng còn có 2 nhóm hàng hóa, dịch vụ giảm giá. Giảm mạnh nhất là nhóm giao thông giảm 0,38% do tác động của hai đợt giảm giá xăng ngày 19/10 và 3/11; Nhóm Bưu chính viên thông cũng giảm 0,1%. CPI được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12 khi sức cầu hàng hóa cuối năm thường tăng cao cộng thêm giá nhóm hàng dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh tăng mạnh.
"Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao có thể sẽ khiến nhu cầu tín dụng tăng và đẩy lãi suất tăng nhẹ trong thời gian tới", báo cáo của MBS dự báo.
Báo cáo cũng chỉ ra, tỷ giá VND/USD có xu hướng tăng mạnh trong hai tuần gần đây. Một số NHTM đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD chào mua và chào bán lên sát mức trần cho phép của NHNN.
Áp lực tăng tỷ giá từ nay đến cuối năm lại tăng lên khi đồng USD tăng mạnh trước kỳ vọng FED sẽ sớm tăng lãi suất và nhu cầu USD tăng lên và dịp cuối năm.
Mới đây, CTCK HSC cũng đưa ra nhận định rằng, NHNN đang phải đối mặt với một nhiệm vụ phức tạp là công tác quản lý tiền tệ và tỷ giá ổn định trong thời điểm từ nay đến hết năm. Nói chung khi tiền tệ chịu áp lực, NHNN có ba lựa chọn: điều chỉnh tỷ giá tham chiếu; hoặc nới rộng trần tỷ giá chính sách; sử dụng dự trữ để thực hiện các biện pháp quản lý nhằm cắt ngang dòng đầu cơ. Điều chỉnh tỷ giá hay nới rộng trần tỷ giá là không thể vào thời điểm hiện tại. Và dự trữ ngoại hối đã giảm dần kể từ giữa năm do NHNN nỗ lực bảo vệ tỷ giá đồng thời giữ cung cấp đủ thanh khoản vào thị trường liên ngân hàng. Và khi đó biện pháp hành chính là lựa chọn còn lại.
Trong bất kỳ trường hợp nào, HSC dự báo NHNN có thể giám sát chặt các tài khoản ngân hàng trong giai đoạn cuối năm. Điều lo ngại dĩ nhiên là liệu đồng đô Mỹ hay đồng NDT có tiếp tục tăng, theo đó tạo áp lực giảm tiền Đồng hơn nữa.
Theo quan điểm của VDSC, để sẵn sàng cho khả năng mất giá của đồng NDT trong thời gian tới, mức giảm giá 1% mỗi quý đối với tiền đồng có thể là một lựa chọn khả dĩ.
Tỷ lệ mất thanh khoản, hay không cân đối được các khoản chi ở một số địa phương, là những dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng đó chỉ là những phần nổi của "tảng băng", phần chìm phong phú hơn nhiều...
Câu chuyện tỷ giá thực sự nóng lên trong phiên thảo luận về chính sách tiền tệ năm 2016 tại tọa đàm trực tuyến “Làm ăn gì năm 2016?” do BizLIVE tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế FLC Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Tác động của các đề xuất và quyết định tăng thuế không quá lớn và rơi vào một số công ty nhất định thuộc các ngành sữa, bia-rượu-nước giải khái, khai khoáng và lắp ráp ô tô.
Có lẽ trong hàng vạn thứ khó hiểu thời đại này thì tín dụng đen là một điều nguy hiểm vô cùng bí ẩn. Nó là gì, chúng ta đều khó hình dung. Để nhận dạng được ra nó có lẽ chỉ cho đến khi lờ mờ nhìn thấy qua các gương mặt thảng thốt, âu sầu của các nạn nhân.
Phần đông các chuyên gia kinh tế đều tin rằng trong cuộc họp diễn ra vào tuần tới, FED sẽ tuyên bố nâng lãi suất...
Các TCTD cần tăng cường phát triển dịch vụ NH nhằm cải thiện cơ cấu thu nhập, thay vì phụ thuộc chủ yếu vào tín dụng như hiện nay. Việc đa dạng hóa nguồn thu còn là cơ sở để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay cũng như giảm thiểu rủi ro tín dụng cho NH.
Đây là một trong những nhận định của CTCK HSC trong báo cáo mới nhất. Theo dự đoán, NHNN dường như đang xem xét việc hạn chế lượng USD mà các ngân hàng có thể nắm giữ trên sổ sách, có thể là để giữ số ngoại tệ này lưu thông trên thị trường liên ngân hàng.
Thời gian gần đây liên tục xuất hiện các khiếu nại của khách hàng về việc thẻ vẫn trong ví, tiền trong tài khoản bỗng nhiên lại “bốc hơi”. Hiện tượng này xảy ra tại dịch vụ ATM của nhiều ngân hàng như Vietcombank, BIDV, DongABank,… khiến nhiều người lo lắng.
Có 1 vụ việc liên quan đến kinh doanh tiền ảo, cơ quan điều tra muốn truy tố, nhưng Bộ tài chính cho rằng đây là hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự