Theo nhận định của TS. Trương Văn Phước, việc FED tăng lãi suất không có gì đáng lo và chúng ta cũng đừng chạy theo màn "biểu diễn thời trang" của đồng NDT nữa vì coi chừng sẽ phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô.

Nâng lãi suất ngắn hạn lần đầu tiên kể từ năm 2006 sẽ là khoảnh khắc mang tính chất lịch sử, giống như bà Yellen đã nói rằng đây sẽ là biểu tượng cho đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Thị trường cổ phiếu bấp bênh và tình trạng căng thẳng của thị trường tín dụng trong cuối tuần trước có thể ảnh hưởng đến quyết định của Cục dự trữ liên bang Mỹ trong cuộc họp tới. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cần một cú sốc lớn hơn nhiều để ngăn cản Fed đưa ra quyết định nâng lãi suất.
Cuộc họp của Fed đã trở thành vấn đề mà thị trường tài chính quốc tế râm ran bàn tán suốt kể từ giữa năm đến nay. Dưới đây là một số điểm mà nhà đầu tư cần chú ý về cuộc họp lần này.
Tại sao hầu hết các nhà đầu tư dự báo rằng Fed sẽ nâng lãi suất?
Trong lần họp gần đây nhất, tức là cuộc họp hồi cuối tháng 10, Fed đã cố tình gửi đi một thông điệp mạnh mẽ rằng nâng lãi suất là một khả năng “sống” trong cuộc họp tháng 12. Kể từ đó đến nay, các số liệu trên thị trường lao động cũng như số liệu về kinh tế Mỹ nói chung đều rất khả quan.
Bản thân Chủ tịch Janet Yellen cũng đã nhiều lần “bóng gió” rằng Fed sẽ tăng lãi suất. Hồi đầu tháng, bà nói rằng niềm tin của bà đối với triển vọng lạm phát “được củng cố” bởi các số liệu tích cực trên thị trường lao động. Điều này có nghĩa là thị trường đã vượt qua được “bài kiểm tra” về sức chịu đựng khi lãi suất tăng lên.
Trong 1 tuần trở lại đây, thị trường biến động mạnh và khiến một số nhà đầu tư hoài nghi về khả năng Fed một lần nữa hoãn nâng lãi suất. Tuy nhiên, nếu bà Yellen lại ngập ngừng một lần nữa, thị trường sẽ lo lắng về sức khỏe của hệ thống tài chính nhiều hơn nữa. Bên cạnh đó, Fed cũng không muốn bị ảnh hưởng bởi những biến động mang tính ngắn hạn của thị trường.
Lần nâng lãi suất này có quan trọng?
Có. Nâng lãi suất ngắn hạn lần đầu tiên kể từ năm 2006 sẽ là khoảnh khắc mang tính chất lịch sử, giống như bà Yellen đã nói rằng đây sẽ là biểu tượng cho đà phục hồi của kinh tế Mỹ. Đây cũng chỉ là bước đầu tiên trong lộ trình nâng lãi suất, do đó quyết định của Fed thể hiện sức mạnh triển vọng kinh tế Mỹ, trong bối cảnh các NHTW khác trên toàn thế giới vẫn đang nới lỏng chính sách tiền tệ để kích thích tăng trưởng.
Fed muốn bắt đầu dỡ bỏ chính sách tiền tệ bất thường vốn được áp dụng trong suốt thời kỳ khủng hoảng, đồng thời cũng không muốn hành động quá muộn. Hành động sớm nhưng chậm chạp là một cách khôn ngoan, vì Fed có thể đánh giá các tác động lên nền kinh tế, các thị trường, và đặc biệt là đồng USD.
Sau nâng lãi suất sẽ là gì?
Nếu Fed nâng lãi suất đúng như dự báo, toàn bộ thị trường sẽ chuyển hướng tập trung sang 3 điều: tốc độ nâng lãi suất trong tương lai, khoảng cách giữa kỳ vọng của Fed và của thị trường về lãi suất liên bang, và đâu là điểm cuối của chu kỳ nâng lãi suất này.
Fed đã nhiều lần nhấn mạnh rằng lãi suất sẽ được nâng lên từ từ và phụ thuộc rất nhiều vào các số liệu thể hiện sức khỏe của nền kinh tế.
Trong một báo cáo được gửi đến khách hàng tuần trước, Ellen Zentner – chuyên gia đến từ ngân hàng Morgan Stanley – nhận định Fed sẽ sai lầm nếu gieo cho thị trường quá nhiều kỳ vọng. Fed vẫn khẳng định lãi suất sẽ tăng chậm, nhưng vì Fed phụ thuộc vào các số liệu kinh tế trong tương lai cũng như phản ứng của thị trường để đưa ra quyết định, không ai (kể cả Fed) thực sự biết chắc về lộ trình tăng lãi suất.
Có một cách để Fed phát tín hiệu về tốc độ tăng lãi suất. Đó chính là biểu đồ thể hiện dự đoán của các quan chức Fed về lãi suất trong vài năm tới. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ dưới đây có thể thấy trong dự đoán của thị trường (đo bằng đường cong kỳ hạn), lãi suất luôn thấp hơn so với kỳ vọng của Fed, dù khoảng cách đã dần được thu hẹp.
Thị trường luôn lạc quan hơn so với Fed
Theo Andrew Garthwaite, chuyên gia đến từ Credit Suisse, rất có thể thị trường sẽ phải điều chỉnh lại kỳ vọng về lãi suất sau khi Fed hành động.
Điểm cuối cùng là Fed sẽ đi được bao xa trên chặng đường nâng lãi suất. Tuần trước, ngân hàng Deutsche Bank đã đưa ra một biểu đồ cho thấy không lâu sau khi nâng lãi suất, các NHTW lớn trên thế giới đã phải sớm cắt giảm lãi suất trở lại.
Rủi ro đối với Fed càng lớn hơn khi hiện nay Mỹ là nước lớn duy nhất bước vào chu kỳ tăng lãi suất.
Theo nhận định của TS. Trương Văn Phước, việc FED tăng lãi suất không có gì đáng lo và chúng ta cũng đừng chạy theo màn "biểu diễn thời trang" của đồng NDT nữa vì coi chừng sẽ phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô.
Cho đến nay, không khó để nhận thấy, cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã đạt được những thành công nổi bật nhất trong số 3 trụ cột của tái cơ cấu nền kinh tế mà Chính phủ đã thực hiện. Tuy nhiên, để có được kết quả đó, ngành Ngân hàng cũng phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt”…
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, việc Fed tăng lãi suất cũng đã được phản ánh trong kỳ vọng xu hướng tăng của đồng USD suốt từ đầu năm đến nay.
Cơ quan kiểm toán phát hiện nhiều địa phương buông lỏng trong chấp hành kỷ luật ngân sách. Các giải pháp khắc phục tình trạng này ra sao?
Theo dự báo của Viện Tài chính quốc tế (IIF), do các thị trường mới nổi giảm tốc và kinh tế Trung Quốc bấp bênh, tổng cộng 541 tỷ USD sẽ chảy ra khỏi các thị trường mới nổi trong năm nay.
Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, động thái nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần 10 năm qua của Fed khiến việc đầu cơ đồng bạc xanh hấp dẫn hơn
Kể từ tháng 9 đến nay, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã diễn biến tích cực. Tuy nhiên, những áp lực khác vẫn đang đè nặng lên đôi vai của Fed.
Trong những ngày qua, hầu hết các ngân hàng thương mại (NHTM) đều nâng mức tỷ giá mua và bán USD bằng với mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định là 22.547. Đồng thời, trên thị trường phi chính thức, tỷ giá đã vượt trần từ nhiều tháng qua, nay tiếp tục tăng đến 22.720.
Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, diễn biến kinh tế vĩ mô nước ta đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Trước bối cảnh đó, ngành ngân hàng đã đề ra hàng loạt giải pháp, trong đó đặt ra 3 mục tiêu và đã nỗ lực thực hiện: Giảm lãi suất cho vay, chấn chỉnh thị trường vàng-ngoại tệ, xử lý nợ xấu…
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường (đoàn Hà Nội): GDP của Việt Nam tăng trưởng ổn định, dân số trẻ, thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả và dịch vụ bán lẻ phát triển mạnh trong những năm gần đây là tiền đề thuận lợi để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự