Đã có thời, kinh doanh vàng và ngoại hối là miếng bánh màu mỡ cho nhiều ngân hàng, lợi nhuận cũng vì thế mà tăng trưởng mạnh. Nhưng sau đó, cũng vì vàng mà nhiều ngân hàng đã phải trả giá.

Có nhiều lý do gây ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Trung Quốc dẫn đến sự chao đảo thị trường tài chính toàn cầu thời gian gần đây...
Qua sự kiện này một lần nữa cho thấy khi bong bóng tài sản bị thổi phồng, chuyện đổ vỡ là khó thể tránh khỏi.
Tâm lý đám đông tạo ra sự thái quá trong thị trường ở giai đoạn phát triển sơ khai thể hiện rất rõ.
Khi thực tế khác với kỳ vọng
Những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế trong năm 2014, cộng với vị thế quốc tế ở mức rất cao cùng chính sách chống tham nhũng quyết liệt của ông Tập Cận Bình đã tạo ra kỳ vọng rất lớn ở Trung Quốc. Không ít người đã nghĩ rằng thời điểm hóa rồng của nước này đã đến.
Tiền đã được ồ ạt đổ vào các thị trường tài sản làm chỉ số chứng khoán tăng hơn hai lần, trong khi sức cầu thật sự của nền kinh tế chỉ ở mức độ nhất định.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, mọi chuyện đã không xảy ra như kỳ vọng. Tăng trưởng kinh tế giảm tốc do cả cầu nội địa và cầu xuất khẩu đều giảm. Sự quá trớn của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế, nhất là những tranh chấp lãnh hải, đã làm nhiều nước đồng loạt phản ứng. Hình ảnh của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngoài ra, Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều vấn đề rất cơ bản chưa thể giải quyết như phát triển không cân bằng, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, đạo đức xã hội xuống cấp, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng... Khi kinh tế đi lên, người ta có thể ít chú ý tới nhưng nền tảng vẫn chứa đựng những trục trặc và một khi bộc phát, niềm tin sẽ mai một rất nhanh.
Kinh tế Trung Quốc cũng hội nhập và kết nối với thế giới khá sâu rộng, dòng vốn ra vào chiếm tỉ trọng đáng kể trong nền kinh tế và mỗi khi vào ra đột biến có thể tạo nên chấn động.
Trong khi đó, giới đầu tư trong nước chủ yếu là các cá nhân chưa được dày dạn nên dễ bị tâm lý và phản ứng thái quá, gây ra trục trặc cho thị trường. Một khi kinh tế Trung Quốc chao đảo, thị trường tài chính toàn cầu cũng chao đảo theo.
Khó tránh khỏi bị ảnh hưởng
Những vấn đề nêu trên là thực trạng của hầu hết các nước đang phát triển, nhưng mức độ có khác nhau ở các thể chế khác nhau. Chẳng hạn Ấn Độ là nền kinh tế theo hướng dân chủ, chính quyền trung ương không tập trung quyền lực để có thể tạo ra những thay đổi rõ ràng nên Ấn Độ khó có những thay đổi mang tính đột phá nhưng ngược lại ít bị trục trặc lớn.
Còn tập trung quyền lực như Trung Quốc, nếu có những quyết sách thật hợp lý, kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển rất nhanh. Còn nếu không, Trung Quốc sẽ gặp trục trặc.
Với một nền kinh tế chiếm 1/5 kinh tế thế giới, đặc biệt là thị trường tiêu thụ nguyên vật liệu cơ bản cao nhất thế giới, khi kinh tế Trung Quốc suy thoái, kinh tế toàn cầu cũng bị suy giảm mạnh.
Nếu xảy ra tình trạng đó, rất có thể chính phủ các nước sẽ có những động thái cần thiết, tung ra những gói kích thích như từng làm trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hồi năm 2007 - 2010.
Cũng như các nước láng giềng khác, với vị trí địa chính trị hết sức nhạy cảm và là một phần trong cuộc chơi khu vực, VN chắc chắn sẽ chịu tác động rất lớn từ sự biến động của nền kinh tế Trung Quốc. Một khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ổn định, thị trường càng lớn, nhu cầu hàng hóa cao cấp tăng lên, VN sẽ có điều kiện khai thác tốt thị trường đó.
Ngược lại, khi kinh tế Trung Quốc trục trặc, nhu cầu suy giảm, VN cũng chịu ảnh hưởng, không thuận lợi như trước. Cách duy nhất và sự chuẩn bị tốt nhất để hạn chế tác động tiêu cực là phải phát triển lớn mạnh hơn. Nếu mình vẫn èo uột, khó tự cường và độc lập về kinh tế. Khi yếu, mình phải nhờ vả nhiều người và một khi đã nhờ vả mà mong mình không bị ảnh hưởng là không thực tế.
Đáng nói là chuyện xảy ra với Trung Quốc chưa hẳn là chưa xảy ra với VN. Những cuộc khủng hoảng như vậy dường như nước nào cũng gặp phải và không chỉ xảy ra một lần. Từ cuối thập niên 1980 đến nay, bình quân 10 năm lại xảy ra một lần ở VN.
Bắt đầu là khủng hoảng HTX tín dụng những năm 1988 - 1989, trục trặc của hệ thống ngân hàng cuối thập niên 1990 và rắc rối sau mấy năm VN gia nhập WTO. Do vậy, trông người cũng cần ngẫm đến ta.
VN-Index quay đầu tăng điểm
* Giá dầu hồi phục
Chốt phiên 25-8, VN-Index đã hồi phục được 3,05 điểm (tương đương 0,58%), lên mức 529,98 điểm. HNX-Index tăng được 0,93 điểm, tương đương 1,27%, lên mức 74,02 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng 2.742 tỉ đồng trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), khá cao so với mức khoảng 1.700 - 2.000 tỉ đồng của các phiên trước đây.
Khối ngoại phiên này đã mua ròng trở lại. Theo số liệu từ HOSE, khối ngoại phiên này mua vào hơn 3,4 triệu cổ phiếu và bán ra 2,87 triệu cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt hơn 49 tỉ đồng.
* Sau đợt giảm sâu vừa qua, chiều 25-8 trên thị trường châu Á, giá dầu hồi phục được 0,8 USD/thùng, tương đương 2,09%, lên 39,04 USD/thùng.
Trước đó, đóng cửa phiên giao dịch rạng sáng 25-8 trên thị trường New York, dầu mất 2,21 USD/thùng, tương đương 5,5%, xuống chỉ còn 38,24 USD/thùng.
Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2-2009 tới nay. Giữa phiên, có lúc dầu còn giảm hơn 6% và tuột xuống dưới ngưỡng 38 USD/thùng, theo số liệu từ Reuters.
Đã có thời, kinh doanh vàng và ngoại hối là miếng bánh màu mỡ cho nhiều ngân hàng, lợi nhuận cũng vì thế mà tăng trưởng mạnh. Nhưng sau đó, cũng vì vàng mà nhiều ngân hàng đã phải trả giá.
Bong bóng kinh tế xảy ra khi hiện tượng đầu cơ tràn lan trên thị trường làm giá cả hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến mức không tưởng.
Các nhà quan sát nhận định tình hình các chỉ số chứng khoán tuột dốc hàng loạt trong “thứ Hai đen tối” hôm 24-8 là dấu hiệu cho thấy khủng hoảng tài chính bắt đầu giống khủng hoảng tài chính châu Á trong những năm 1990.
Hiệu ứng tâm lý có cả trong hệ thống ngân hàng, góp phần dẫn đến những căng thẳng không đáng có...
Khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là của khu vực FDI; hàng nông sản chỉ chiếm 10 – 12% tổng kim ngạch xuất khẩu trong đó xuất sang châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ là 5 – 7%, chỉ khoảng vài phần trăm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn nhất châu Á tăng trưởng chậm, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chuẩn bị tăng lãi suất và Trung Quốc phá giá nhân dân tệ. Đó là những gì xảy ra vào năm 1994, trước khi chiến tranh tiền tệ nổ ra, châm ngòi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.
Cơn suy thoái của Trung Quốc khởi nguồn từ sự sụt giảm tăng trưởng GDP, đặc biệt là khi chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này được công bố cuối tuần qua...
Theo Ngân hàng nhà nước, việc tăng tỉ giá hiện nay là do tâm lý của thị trường. Việt Nam đã lường trước những biến động và điều chỉnh tương đối mạnh đồng USD?
Khi tiền đồng và nhân dân tệ cùng nhau phá giá, những người nhập khẩu và những người vay USD lỗ đơn, lỗ kép.
Từ nay đến cuối năm khả năng giá vàng sẽ xoay quang mức 35 triệu đồng, thậm chí có thể còn dưới 34 triệu đồng/lượng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự