Nền kinh tế hiện tại được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với năm 2009 như lạm phát thấp, có dấu hiệu hồi phục nhờ nới lỏng tiền tệ, tuy nhiên nếu không kiểm soát cung tiền chặt chẽ lạm phát sẽ đảo chiều nhanh.

Theo NHNN, từ tháng 3/2015, số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN đã không còn cách biệt, nợ xấu của các TCTD đã được minh bạch hơn.
Theo NHNN, sau gần 4 năm triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD trong điều kiện nhiều yếu tố không thuận lợi (kinh tế vĩ mô kém ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm, thị trường bất động sản trầm lắng, chậm phục hồi…), tuy nhiên với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn ngành ngân hàng và hệ thống chính trị, về cơ bản mục tiêu Đề án 254 đã đạt được.
Sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD đã được duy trì và cải thiện, cơ bản đã và đang thực hiện các bước cơ cấu toàn diện, các NHTM yếu kém đã được, giảm dần, kiểm soát tình hình hoạt động theo hướng cải thiện hơn. Kết quả cơ cấu lại các TCTD đạt được rõ nét đã ổn định tâm lý người gửi tiền, nhà đầu tư; nhân dân tin tưởng vào chủ trương, chính sách, biện pháp cơ cấu lại các TCTD của Nhà nước.
Các giải pháp xử lý nợ xấu đã phát huy tác dụng (đặc biệt là thông qua VAMC) góp phần quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ. Đến 30/11/2015, khoảng 99,6% nợ xấu của các TCTD ước tính tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đã được xử lý và chất lượng tín dụng được cải thiện. Đến 30/11/2015, nợ xấu toàn hệ thống đã được đưa về mức 2,72%, hoàn thành mục tiêu đề ra 3%.
NHNN cũng khẳng định, với việc áp dụng đầy đủ chuẩn mực mới về phân loại nợ, từ quý I/2015 không còn tồn tại 2 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN) và nợ xấu của các TCTD đã được minh bạch hơn. Cùng với việc tích cực triển khai các giải pháp cơ cấu lại các TCTD, kết quả xử lý nợ xấu đạt được đã góp phần quan trọng cải thiện thanh khoản, giảm mặt bằng lãi suất, mở rộng khả năng tăng trưởng tín dụng nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trả lời về việc NHNN sẽ giám sát cho vay như thế nào để tránh nợ xấu phát sinh trogn thời gian tới, Phó Thống đốc NHNN, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết xử lý nợ xấu được xem là vấn đề trọng tâm trong giai đoạn 2011-2015 và đã thành công khi giảm mạnh tỷ lệ này từ mức trên 17% tại thời điểm cuối tháng 9/2012 đến cuối tháng 11/2015 còn 2,72% thông qua chỉ đạo bằng nhiều biện pháp như trích lập dự phòng, bán đấu giá tài sản, qua VAMC,…Đồng thời yêu cầu các TCTD triển khai chặt chẽ rủi ro tín dụng nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.
Bên cạnh đó, thực hiện Thông tư 02 từ tháng 6/2015, nợ xấu được phân loại theo quy định chặt chẽ hơn. Ngoài ra, NHNN cũng yêu cầu nợ xấu các TCTD cần tham khảo từ số liệu của CIC.
Nền kinh tế hiện tại được đánh giá có nhiều điểm tương đồng với năm 2009 như lạm phát thấp, có dấu hiệu hồi phục nhờ nới lỏng tiền tệ, tuy nhiên nếu không kiểm soát cung tiền chặt chẽ lạm phát sẽ đảo chiều nhanh.
Nhân sự mới ở Eximbank đáng chú ý có ông chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc và ông Ngô Thanh Tùng - thành viên HĐQT đến từ Công ty Âu Lạc. Vietcombank và NHNN có tới 3 đại diện ở Eximbank nhưng hiện không điều hành, quản trị.
Trong năm nay, lãi suất thị trường đã giảm khoảng 0,3% so với năm 2014, tỷ giá có điều chỉnh. Vậy thị trường tiền tệ đã tác động như thế nào đến các DN Việt trong năm qua?
Khách hàng V.I.P là “mốt” mà nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang theo đuổi...
Khách hàng V.I.P là “mốt” mà nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang theo đuổi...
Bước sang năm 2016, dòng vốn sẽ có sự dịch chuyển tự do hơn khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) nhưng cũng sẽ chịu nhiều tác động do những biến động khó lường từ thị trường tài chính- tiền tệ thế giới.
Với nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, trong khi giãn cách lãi suất VND – USD ở mức hấp dẫn sẽ giúp cho niềm tin vào VND ngày càng được củng cố.
Theo dự báo của BVSC, diễn biến yếu đi của đồng Nhân dân tệ có thể khiến áp lực giảm giá VND đến sớm hơn dự tính (có thể ngay tháng 1/2016) nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Do gửi USD không được hưởng lãi suất, lượng kiều hối của Việt kiều gửi về cho người thân có thể sẽ chậm lại.
Thị trường tài chính tiền tệ cuối năm có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt sau khi FED chính thức tăng lãi suất 0,25%, chấm dứt gần một thập kỷ duy trì lãi suất 0%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự