Tuy tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh hàng ngày phù hợp với những diễn biến trong nước và quốc tế, nhưng biên độ điều chỉnh là rất thấp – không vượt quá 0,3% trong suốt sáu tháng đầu năm 2016.

Dù có nhiều yếu tố hỗ trợ, khả năng giảm của lãi suất cho vay tiền đồng đang gặp phải nhiều áp lực từ rủi ro tỷ giá hiện hữu trở lại và lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với năm 2015.
Sự dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua phần nào là yếu tố giúp giải tỏa áp lực tăng đối với lãi suất huy động trên thị trường và một số ngân hàng như ACB, Sacombank hay Eximbank thời gian gần đây thậm chí còn điều chỉnh giảm khoảng 0,1% lãi suất huy động kỳ hạn ngắn dưới 6 tháng.
Một số ngân hàng lớn với tiềm lực nguồn vốn dồi dào như Vietcombank, Vietinbank và BIDV mới đây cũng thông báo rộng rãi việc giảm lãi suất và áp trần lãi suất cho vay tiền đồng 10%/năm, nhen nhóm kỳ vọng đối với số đông khách hàng doanh nghiệp.
Song dường như, những động thái trên đây chưa hẳn là tín hiệu rõ rệt về khả năng mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường có thể giảm trên bình diện rộng.
Cho đến cuối tháng 5 vừa qua, ngoài những động thái lẻ tẻ từ phía các “đại gia” ngân hàng, với tỉ giá tương đối ổn định và thanh khoản hệ thống dồi dào, mặt bằng lãi suất huy động cũng như cho vay dường như không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.
Và cho đến tận thời điểm này của tháng 6, thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn và 9-10%/năm đối với trung và dài hạn. Trong khi lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường vẫn ở mức 6,8-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Đặt tình huống về khả năng giảm của lãi suất tiền đồng ở thời điểm này có thể nhận thấy, những “rào cản” lớn nhất sẽ đến từ rủi ro tỷ giá hiện hữu có thể trở lại và diễn biến, kỳ vọng lạm phát 2016 dù vẫn ở mức tương đối thấp nhưng cao hơn đáng kể so với 2015.
Bên cạnh đó, theo Chứng khoán Vietcombank (VCBS), áp lực tăng quy mô tài sản, cân đối nguồn vốn và đảm bảo các tỷ lệ an toàn của cácngân hàng thương mại (NHTM), đặc biệt sau khi Thông tư 06 của NHNN chính thức được ban hành với lộ trình cụ thể, cũng là một trở ngại không nhỏ.
Trước đó, thông tin được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công bố trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 cho biết trong vòng 4 tháng qua, NHNN mua vào khoảng 8 tỷ USD (tương đương khoảng 178.000 tỷ đồng) giúp cải thiện dự trữ ngoại hối. Việc mua vào một lượng lớn ngoại tệ như vậy đồng nghĩa với việc NHNN phải bơm một lượng lớn tiền Đồng tương ứng ra thị trường.
Tình trạng dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cho là yếu tố thúc đẩy nhu cầu giảm lãi suất tiền đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của BVSC, điều này có thể chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn.
Thực tế với rủi ro lạm phát đang tăng nhanh trở lại (cuối tháng 5 đạt mức 2,28% trong khi cùng kỳ năm 2015 mới đạt 0,95% theo năm), NHNN sẽ phải rất thận trọng trong việc điều tiết cung tiền. Trên thực tế, trong hai tuần đầu tháng 6, NHNN phát hành trở lại tín phiếu ngân hàng kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày với giá trị khoảng 40.000 tỷ đồng. Động thái này có thể nhằm mục đích hút bớt lượng tiền dư thừa trong hệ thống về.
Nhìn vào diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong tháng 5 xuống mức thấp kỉ lục trong vòng 3 năm qua (lãi suất ngày 23/5 chỉ còn 0,82%, lãi suất 1 tháng ở mức 3%), Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia cũng nhìn nhận nguyên nhân hệ thống ngân hàng có thanh khoản khá tốt trong thời gian qua là do nguồn cung ổn định, huy động tăng cao trong khi tín dụng tăng ở mức tương đương so với cùng kỳ.
Dẫu vậy việc giảm lãi suất cho vay được một số ngân hàng lớn tiến hành trong thời gian qua chưa phải là tín hiệu đủ mạnh cho thấy mặt bằng lãi suất cho vay có thể thay đổi ngay dù thị trường đang kỳ vọng về khả năng giảm nhẹ lãi suất cho vay trong thời gian tới.
“Áp lực lên mặt bằng lãi suất trong thời gian tới vẫn đáng kể do nhu cầu tín dụng tăng cao vào các quý cuối năm; kỳ vọng lạm phát và áp lực tỷ giá lớn hơn vào cuối năm sẽ gây áp lực đáng kể lên lãi suất” - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chung nhân định.
Ngược lại, “với cơ chế điều hành tỷ giá mới theo hướng linh hoạt hơn, chúng tôi cho rằng NHNN còn nhiều dư địa chính sách để ổn định mặt bằng lãi suất. Như vậy, chúng tôi kỳ vọng mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ tiếp tục duy trì tương đối ổn định quanh mức hiện tại, trần lãi suất huy động 5,5% đối với các kỳ hạn ngắn nhiều khả năng sẽ được giữ vững” – nhóm phân tích của Chứng khoán Vietcombank đánh giá.
Tuy tỷ giá trung tâm đã được điều chỉnh hàng ngày phù hợp với những diễn biến trong nước và quốc tế, nhưng biên độ điều chỉnh là rất thấp – không vượt quá 0,3% trong suốt sáu tháng đầu năm 2016.
Trong giai đoạn bất ổn, vàng thường là một trong số ít tài sản được đánh giá là kênh trú ẩn an toàn.
Cú sốc trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới, rủi ro sau Brexit tiềm ẩn cuộc chiến tiền tệ mới, ảnh hưởng tới chính sách của các nước.
Năm 2016, thị trường tài chính có nhiều điểm nổi bật, đặc biệt là khi Hiệp định TPP đã được thông qua sẽ mang lại nhiều điểm nhấn cho thị trường tài chính trong nước.
Hơn 9 tháng qua, Tập đoàn DOJI ra thông báo huy động vàng trong khi Thông tư 11 của NHNN chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ chức tín dụng. Đã có nhiều tranh cãi liên quan vấn đề này và liệu DOJI có đang lách kẽ hở của pháp luật để huy động vàng trái phép?
Ông Trần Trọng Tuyến, CEO DKT (đơn vị cung cấp Bizweb), cho rằng, công nghệ và hạ tầng kỹ thuật các dịch vụ thanh toán của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt. Tuy nhiên, bài toán thói quen người dùng vẫn là nút thắt trong vấn đề này.
Hiện nay vẫn còn một số nhà băng chần chừ, chưa quyết liệt giảm tỷ lệ sở hữu vượt quá quy định tại các TCTD khác khiến tình hình sở hữu chéo tại Việt Nam chưa thể thoát khỏi sơ đồ mạng nhện.
Giá vàng vẫn đang leo thang và được giới chuyên gia dự báo tiếp tục trong xu hướng đi lên. Vậy người "chơi" vàng cần làm gì vào thời điểm này để thu lời nhiều nhất?
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam kể từ đầu năm 2016 đã đạt mức cao kỷ lục là 38 tỉ USD (chưa bao gồm vàng).
“Nợ” là loại hàng hóa đặc biệt và không phải ai cũng muốn mua bởi việc đòi nợ chưa khi nào là dễ dàng, vậy thì tại sao lại phải đặt ra các điều kiện khiến họ có thể nản lòng và không muốn mua khoản nợ đó? - VCCI đặt vấn đề khi góp ý về dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đang được trình lên Chính phủ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự