Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam đã ở mức tương đối cao so với các quốc gia tại châu Á.

Lạm phát đang ở mức thấp kỷ lục có thể khiến động lực tăng trưởng kinh tế trở nên yếu ớt hơn trong những tháng cuối năm nay, cũng như đầu năm tới. Số liệu được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, CPI tháng 8/2015 đã giảm 0,07% so với tháng trước.
Chỉ là một mức giảm nhẹ, nhưng gây bất ngờ bởi chỉ tính trong 10 năm gần đây, thì đây cũng là lần đầu tiên CPI giảm vào tháng 8. Và tính chung sau 8 tháng, lạm phát theo cách tính của Việt Nam (CPI tháng 8 so với tháng 12 năm trước) mới chỉ đang ở mức 0,61% - cũng là một con số thấp kỷ lục.
Năm ngoái, cũng là năm lạm phát ở mức rất thấp (cả năm là 1,84%), CPI tháng 8 chí ít cũng tăng tới 0,22% so với tháng trước và tăng 1,84% so với tháng 12 năm trước.
Điều này cho thấy, khả năng lạm phát năm nay ở mức mục tiêu điều hành 5% là không thể xảy ra. Thậm chí, những dự báo về việc lạm phát năm nay duy trì ở con số 2-3% cũng kém khả thi.
Tháng 8, CPI giảm chủ yếu là do giá xăng dầu được điều chỉnh giảm hai đợt vào ngày 20/7 và 4/8, giá gas cũng giảm, trong khi đó các mặt hàng khác giá cả hầu như ít biến động. Còn 4 tháng nữa mới kết thúc năm, nhưng với những diễn biến trên thị trường hiện nay, khi giá dầu giảm kéo theo giá xăng giảm, đồng thời tác động tới “vòng ngoài” của nhiều mặt hàng khác, khi đồng nhân dân tệ giảm giá khiến giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường toàn cầu và trong nước giảm giá… thì nhiều khả năng lạm phát năm nay cũng sẽ chỉ ở dưới mức 2%.
Thậm chí, ngay cả khi Ngân hàng Nhà nước thời gian qua liên tục điều hành tỷ giá sau quyết định phá giá đồng nhân dân tệ của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới Trung Quốc, thì những tác động tới lạm phát cũng không phải là đáng lo. Lạm phát năm 2015 chắc chắn sẽ tiếp tục ở mức rất thấp.
Lạm phát thấp là cơ sở quan trọng để khẳng định sự ổn định vĩ mô một cách bền vững hơn của nền kinh tế. Lạm phát thấp khiến túi tiền người dân được lợi hơn, nhất là khi nhiều dự báo cho thấy khả năng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ vượt mục tiêu đề ra (6,2%). Lạm phát thấp, một lẽ đương nhiên cũng tạo cơ hội để Việt Nam kiên định mục tiêu điều hành giá cả các mặt hàng thiết yếu như điện, nước… theo đúng cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, mặt trái của lạm phát thấp cũng là điều cần được cảnh báo. Dù trên thực tế, nguy cơ giảm phát, thiểu phát là khó xảy ra, bởi các số liệu thống kê cho thấy nền kinh tế đang tiếp tục hồi phục tích cực, nhất là trong sản xuất công nghiệp, nhưng ở một nền kinh tế như Việt Nam, lạm phát quá thấp cũng sẽ khiến các động lực cho tăng trưởng, cho thúc đẩy sản xuất - kinh doanh cũng trở nên yếu ớt nhất. Điều này càng có ý nghĩa hơn khi tổng cầu của nền kinh tế dù đã hồi phục nhưng chưa mạnh mẽ.
Một điều cũng cần phải nhắc tới, đó là khi lạm phát thấp thì GDP danh nghĩa cũng thấp hơn. Khi đó, một loạt chỉ tiêu vĩ mô quan trọng của nền kinh tế, như tỷ lệ nợ công/GDP, bội chi/GDP… cũng có thể sẽ không đạt được mục tiêu điều hành, mà bị đẩy lên ở mức cao hơn.
Năm ngoái, sau khi các số liệu thống kê được công bố, với tăng trưởng kinh tế 5,98%, lạm phát 1,84%, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh việc chủ động điều hành lạm phát năm nay ở mức 5% để có được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Nhưng cuối cùng, điều này đã không xảy ra, dù tăng trưởng kinh tế vẫn đạt như kỳ vọng.
Mặc dù vậy, để tăng trưởng kinh tế có thể đạt tới con số 6,5 - 7%, thì lạm phát cần được chủ động điều hành ở mức cao hơn. Một nghiên cứu được công bố cách đây chưa lâu của Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ở một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, mức lạm phát 7% là hợp lý nhất để kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và ổn định.
Câu hỏi về việc vì sao lạm phát thấp mà tăng trưởng kinh tế vẫn khá cao đã được không ít chuyên gia kinh tế đặt ra. Đây có lẽ cũng là vấn đề cần phải giải đáp thấu đáo, nhất là trong bối cảnh Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020 đang được dự thảo để chuẩn bị cho giai đoạn tới. Chỉ có như vậy, mới có những giải pháp thích hợp để thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.
Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam đã ở mức tương đối cao so với các quốc gia tại châu Á.
Đã 20 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính khởi phát ở châu Á năm 1997, các nước khu vực này đã chống đỡ như thế nào?
Giai đoạn 2011-2016, nhiều vụ án lớn xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng. Năm 2017, trong số 12 đại án có đến 9 vụ liên quan ngân hàng. Vì sao nghề “buôn tiền” có tần suất vi phạm pháp luật cao đến vậy? Liệu có giải pháp đủ mạnh để ngăn ngừa?
TS. Đinh Ngọc Hải, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản (VJBA) nhận định về cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trước thềm chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá chuyến thăm của Thủ tướng chuyển đi thông điệp rằng hợp tác với Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng và việc làm của nước Mỹ.
Tín dụng tăng trưởng nhanh từ đầu năm được xem là một tín hiệu tốt đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc nguồn vốn tín dụng được phân bổ chủ yếu cho những lĩnh vực có giá trị gia tăng thấp như xuất nhập khẩu hay BĐS…đã khiến cho GDP chỉ tăng 5,1% trong qúy 1/2017.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam có sức hút khó cưỡng đối với các doanh nghiệp ngoại khi mới chỉ có khoảng 8% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm.
Miếng bánh PPP đã không còn hấp dẫn như nhiều người mong đợi, và tạo ra thêm rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Việc khai thác tiềm năng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Trung Quốc như thế nào đang là vấn đề lớn.
Không giống các tổ chức lâu đời như World Bank hay ADB, tay chơi mới nổi AIIB không đặt mục tiêu giảm nghèo đói, mà là tạo ra lợi nhuận.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự