Năm 2010-2011 nhiều ngân hàng yếu kém đứng trước nguy cơ suy sụp. Trên cái nền ấy, chúng ta phải giữ lấy cái gì để nó không yếu hơn và từ đó tìm ra cơ sở gây dựng lại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói với phóng viên TBKTSG.

Theo ý kiến chuyên gia, vệc NHNN tính tới chuyện thu phí khi dân gửi USD chỉ là giải pháp mang tính tình thế và phải một thời gian nữa mới có thể áp dụng. Chuyên gia cũng hy vọng không cần phải áp dụng biện pháp này khi thị trường đã ổn định.
Vừa qua, lãi suất USD đối với doanh nghiệp gửi đã đưa về 0%/năm và từ ngày 18/12 người dân cũng không còn được hưởng lãi khi mang USD đến gửi ngân hàng.
Sắp tới, theo lời của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cũng không loại trừ khả năng NHNN áp dụng mức lãi suất âm, nghĩa là người gửi ngoại tệ sẽ phải trả phí. Tư lệnh ngành cũng cho biết sẽ linh hoạt trong điều hành, khi tâm lý găm giữ ngoại tệ không còn, NHNN sẽ nâng lãi suất tiền gửi ngoại tệ.
Hiện NHNN đang chuẩn bị các bước cần thiết để tiến tới một cơ chế điều hành tỷ giá có thể áp dụng trong năm tới trong đó có xây dựng tỷ giá trung tâm và linh hoạt theo ngày.
Trao đổi với chúng tôi, chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nhận định đây là một xu thế tất yếu và phù hợp để đối phó với thị trường, đặc biệt năm 2016 được dự báo là năm thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới có nhiều biến động, muốn theo kịp thì Việt Nam cũng cần phải thay đổi.
Chuyên gia cho biết với cơ chế mới, tỷ giá có thể thay đổi hàng ngày, linh hoạt hơn, trong kiểm soát chủ động của NHNN. Hàng ngày, NHNN sẽ công bố tỷ giá trung tâm căn cứ vào 3 biến số: Đối chiếu với 1 rổ tiền tệ; Căn cứ cung cầu trên thị trường; Biến số vĩ mô như lạm phát, lượng cung tiền,…
"Theo tôi, cơ chế mới này khoa học và phù hợp hơn. Cơ chế mới của tỷ giá tới đây sẽ linh hoạt hàng ngày, phản ánh thị trường tốt hơn, nhất là khi có những biến động lớn trên thế giới", ông Lực đánh giá.
Để chống đô la hóa sắp tới sẽ tiến tới người dân gửi USD phải trả phí, theo ông Lực, NHNN đang muốn tập trung chuyển đổi quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán; chống đô la hóa để tiến tới trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam. Khi đó, ai có nhu cầu thật mới mua, còn nếu đầu cơ thì nguy cơ thua lỗ, rủi ro rất lớn.
Tuy nhiên việc thu phí vẫn còn đang cân nhắc vì tương lai có thể sẽ ảnh hướng đến kiều hối và tạo ra tình trạng khan hiếm bởi người dân sẽ không gửi và đến lúc cần mua thì lại khan hiếm nguồn cung.
"Tôi vẫn nhấn mạnh, NHNN cần cân nhắc có nên thu phí trong thời gian tới hay không", ông đề xuất.
Ông cũng chỉ ra rằng năm sau cũng vẫn còn rất nhiều áp lực lên tỷ giá. FED có thể tiếp tục tăng lãi suất, kinh tế Mỹ phục hồi kéo theo đồng USD tăng giá đương nhiên cũng có tác động rất mạnh đến VND và cùng với đó là sức ảnh hưởng từ Nhân dân tệ.
Trao đổi thêm với chúng tôi, TS. Nguyễn Đức Độ, Viện phó Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) cho biết cơ chế điều hành mới sẽ hạn chế yếu tố tâm lý trên thị trường vì tỷ giá trung tâm có thể tăng hoặc giảm hàng ngày. Những người “đánh quả” ngắn hạn sẽ không mặn mà tham gia. Trước đó, họ kỳ vọng vào mức độ điều chỉnh lớn, họ có thể kiếm lời nhiều hơn, theo kiểu "high risk high return" (rủi ro càng nhiều, lợi nhuận càng lớn), nhưng nếu mỗi ngày tăng giảm vài đồng, thị trường đi ngang thì nhiều người sẽ bỏ cuộc.
Ngoài ra, theo ông Độ, việc NHNN tính tới chuyện thu phí khi dân gửi USD chỉ là giải pháp mang tính tình thế và phải một thời gian nữa mới có thể áp dụng khả năng này. Chúng ta hy vọng không cần phải áp dụng biện pháp này khi thị trường đã ổn định.
Năm 2010-2011 nhiều ngân hàng yếu kém đứng trước nguy cơ suy sụp. Trên cái nền ấy, chúng ta phải giữ lấy cái gì để nó không yếu hơn và từ đó tìm ra cơ sở gây dựng lại, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình nói với phóng viên TBKTSG.
Trong bài phân tích độc quyền cho Thanh Niên, Giáo sư Jeffrey Frankel cho rằng Mỹ và Trung Quốc đều có não trạng sai lầm trong cuộc đua ảnh hưởng ở châu Á.
Nghị định 60 sắp có hiệu lực tới đây (từ 01/09/2015) được xem như một “chiếc van” siết chặt lại việc huy động vốn ồ ạt trên sàn
Tiếp sau dầu và khí đốt, ngành thực phẩm và đồ uống là ngành hấp dẫn thứ hai tại Việt Nam trong 12 tháng tới.
Một lần nữa quá trình chuyển đổi loạt ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên đô thị giai đoạn 2005 - 2008 được đặt ra, gắn với diễn biến và áp lực xử lý nợ xấu hiện nay.
Chia sẻ với PV về khó khăn hiện tại, ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV VAMC cho rằng hiện tại VAMC chỉ bán được tài sản đảm bảo chứ chưa bán được nợ xấu vì chưa có thị trường mua bán nợ.
Sau một loạt thương vụ mua bán và sáp nhật đã và đang thực hiện, trật tự trong hệ thống ngân hàng đã có sự thay đổi với sự “lên hạng” của nhiều “ông lớn”.
Khác với các dự báo ban đầu, người ta tưởng với sự trừng phạt của Mỹ và phương Tây, cùng với giá dầu giảm sâu, thế giới sẽ phải chứng kiến sự sụp đổ của nền tài chính Nga. Tuy nhiên, trên thực tế kịch bản “tồi tệ” đã không xẩy ra.
Khi nào nhân dân tệ trở thành đối thủ của đô la Mỹ? 15 năm, 20 năm? Nhiều người ở Trung Quốc cho rằng đó chỉ là vấn đề thời gian. Nếu đúng như vậy, thế giới sẽ ra sao nếu nội tệ Trung Quốc đủ sức cạnh tranh với đồng bạc xanh?
Ngân hàng Nhà nước cho biết đã “không còn nhiều khác biệt” giữa số liệu tổ chức tín dụng báo cáo với số liệu giám sát...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự