Sau khi điều chỉnh LS, số tiền phải đóng hằng tháng của chị Lan tăng từ 7 triệu đồng lên 8,2 triệu đồng. Đến ngày 18-8, chị Lan lại “choáng váng” khi nhận được tin nhắn của NH thông báo LS cho vay tăng lên mức 11,4%/năm....

Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất huy động ngoại tệ xuống 0%. Nhiều người đang gửi USD cho biết phải tính toán kỹ hơn do phải so đo giữa LS và tỉ giá.
Sau khi ngân hàng công bố biểu lãi suất USD về 0%/năm, nhiều người dân đã cân nhắc chuyển sang gửi tiền tiết kiệm bằng VND - Ảnh minh họa: Thanh Tùng
Sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm lãi suất huy động ngoại tệ xuống 0% từ ngày 18-12, nhiều chuyên gia cho rằng đây là động thái cần thiết nhằm ổn định tỉ giá và tăng giá trị VND.
Về phía người gửi tiền sẽ không ảnh hưởng nhiều vì mức giảm không lớn, chỉ 0,25%.
Người gửi tiền đắn đo
Ngay từ sáng 18-12, theo ghi nhận, trên website các ngân hàng (NH) đồng loạt công bố biểu lãi suất (LS) huy động mới với LS đồng USDvề 0%. Tuy nhiên, nhiều NH chưa chuẩn bị kịp biểu LS mới nên chủ yếu thông báo miệng đến khách hàng. Trong khi đó, nhiều người đang gửi USD cho biết phải tính toán kỹ hơn do phải so đo giữa LS và tỉ giá.
Tại phòng giao dịch một NH cổ phần trên đường Phan Xích Long (Phú Nhuận) sáng 18-12 có khá đông người giao dịch. Chị Huyền (Q.1) cho biết sáng nay chị đi gửi tiết kiệm VND, tiện thể hỏi thăm mới biết gửi USD sẽ không còn lãi từ ngày 18-12.
“Tôi có một sổ tiết kiệm USD sắp đáo hạn vào tháng 1-2016. Nếu NH không trả lãi mà gửi không mất phí, tôi sẽ cân nhắc chuyển sang gửi tiết kiệm VND nếu thấy lợi hơn” - chị Huyền nói.
TP.HCM: dư nợ cho vay ngoại tệ giảm 15%
Theo NH Nhà nước TP.HCM, dư nợ cho vay ngoại tệ đã giảm 15% so với cuối năm 2014 do NH Nhà nước siết chặt đối tượng được vay ngoại tệ và doanh nghiệp trả nợ trước hạn.
Trong khi đó, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ trên địa bàn có xu hướng tăng khá nhanh trong những tháng gần đây.
Ước đến cuối tháng 10, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 13,84% so với cuối năm 2014, trong khi tiết kiệm bằng VND tăng 11,38%, chủ yếu do tác động từ việc tăng tỉ giá USD/VND.
Tuy nhiên, tiết kiệm ngoại tệ chỉ chiếm tỉ trọng 16,03% trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn.
Trong khi đó, bà Lan - khách hàng tại chi nhánh một NH trên đường Phan Đình Phùng (Phú Nhuận) - cho biết hằng tháng được người con ở nước ngoài gửi tiền về cho chi tiêu nên có gửi tiết kiệm một ít USD.
Sau khi LS đồng USD còn 0%, bà Lan cho biết: “Tôi sẽ tính toán, cân nhắc vì trong năm tới khó có khả năng tỉ giá điều chỉnh nhiều như năm nay, do vậy giữ USD sợ sẽ bị thiệt so với VND. Tuy nhiên tôi chưa hành động vội” - bà Lan nói.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều người cho biết chỉ rút USD chuyển sang VND khi NH thu phí gửi đồng USD, còn LS gửi USD về 0% hay giữ nguyên như trước cũng không có ý nghĩa nhiều.
“Tôi giữ USD chủ yếu để thanh toán khi đi du lịch hoặc chữa bệnh ở nước ngoài chứ cũng chẳng tính đến LS. Bởi nếu bán USD thì khi cần mua lại rất khó khăn, còn mua ở thị trường tự do giá lại cao hơn” - bà Lan nói.
Gửi VND lợi hơn
Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc NH Nhà nước TP.HCM, cho biết trong ngày đầu tiên các NH đưa LS huy động USD về 0%, nhìn chung diễn biến thị trường khá ổn định.
“Do các khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn nên không có hiện tượng rút vốn như lo ngại. Dự đoán một bộ phận tiền gửi USD sẽ chuyển dịch sang VND vì chênh lệch LS giữa VND và USD quá lớn, nhất là các kỳ hạn dài.
Chẳng hạn gửi VND kỳ hạn sáu tháng được hưởng LS 5,5 - 5,8%/năm, nhưng gửi USD không được hưởng LS. Tương tự, gửi VND các kỳ hạn dài LS lên đến 7%, trong khi người gửi ngoại tệ chỉ trông chờ vào biến động tỉ giá. Với mức chênh lệch lớn như vậy, nếu NH Nhà nước cóđiều chỉnh tỉ giá thì người gửi VND vẫn có lợi hơn” - ông Minh nói.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng việc giảm LS nằm trong lộ trình chống USD hóa, đồng thời giảm bớt hiện tượng đầu cơ USD - nguyên nhân tạo ra áp lực tỉ giá thời gian qua. “Đây cũng là quyết định khá phù hợp về mặt thời điểm vì được đưa ra cuối năm và ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng LS” - ông Lực nói.
Ông Lê Đức Thọ, tổng giám đốc VietinBank, cho rằng đương nhiên việc điều chỉnh LS của NH Nhà nước sẽ tác động đến hành vi của người dân vì giữ ngoại tệ chỉ còn kỳ vọng tỉ giá chứ không còn lãi. “Về phía doanh nghiệp, tới đây sẽ chỉ còn những doanh nghiệp có nhu cầu USD thật sự và có nguồn ngoại tệ cân đối được mới được vay” - ông Thọ nói.
* Chuyên gia NGUYỄN TRÍ HIẾU:
Cần giải pháp mạnh tay hơn
Việc hạ LS đồng USD cho thấy NH Nhà nước quyết tâm bình ổn thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, giải pháp này chưa đủ mạnh để khiến những người đang găm giữ USD phải bán USD để chuyển sang VND.
Mặt khác, LS gửi USD đối với các tổ chức đã về 0%/năm từ trước rồi nên quyết định này sẽ không có tác động gì đến thị trường, bởi một lượng lớn USD gửi tại các NH chủ yếu là của các tổ chức, doanh nghiệp chứ của người dân rất ít.
LÊ THANH ghi
* Ông HỒ QUANG THIỆP (phó tổng giám đốc thứ nhất Công ty liên doanh tôn Phương Nam):
“Đô” dư để dự phòng khi biến động
Ngoài việc sử dụng ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu để nhập nguyên liệu, chúng tôi cũng có dư một ít ngoại tệ. Tuy nhiên với LS huy động USD chỉ còn 0%, chúng tôi chẳng đi gửi làm gì, cứ để trong tài khoản NH phòng hờ cho các tình huống biến động ngoại tệ, bởi việc tìm mua ngoại tệ của các doanh nghiệp tại những thời điểm đó rất vất vả, khó khăn.
TRẦN VŨ NGHI ghi
Sau khi điều chỉnh LS, số tiền phải đóng hằng tháng của chị Lan tăng từ 7 triệu đồng lên 8,2 triệu đồng. Đến ngày 18-8, chị Lan lại “choáng váng” khi nhận được tin nhắn của NH thông báo LS cho vay tăng lên mức 11,4%/năm....
Thời gian gần đây, hàng loạt khoản nợ nần với mức khủng lộ diện ngày càng nhiều và chủ yếu xuất phát từ các doanh nghiệp (DN) lớn. Phía NHNN cũng đã đưa ra nhiều cảnh báo trong việc cấp vốn tín dụng vì lo NHTM không cẩn trọng khi cấp tín dụng cho các DN lớn sẽ bị đổ nợ.
Hệ thống tài chính trong 8 tháng đầu năm nhìn chung đã đảm bảo tốt khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế do thanh khoản của khu vực ngân hàng khá dồi dào. Tuy nhiên, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, việc giảm lãi suất cho vay còn gặp một số thách thức do tiến trình xử lý nợ xấu diễn ra còn chậm.
Vốn ngoại trở nên quý giá trong bối cảnh các ngân hàng chuẩn bị thí điểm Basel II song song với nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ.
Nhiều chiêu trò trục lợi Quỹ BHYT đã bị lật tẩy, như: chỉ định dịch vụ kỹ thuật y tế; kéo dài thời gian điều trị không cần thiết; sử dụng thuốc, vật tư y tế giá cao không hợp lý...
Ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn 2016-2020, tính khả thi đưa lãi suất về mức 5%/năm này thì còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Trước hết, việc thực hiện một cách toàn diện tái cơ cấu ở tất cả các lĩnh vực trên các phương diện của nền kinh tế nói chung, phụ thuộc nhiều vào sự ổn định của đồng tiền tức là mức lạm phát hàng năm.
Vietcombank, VIB… liên tục gặp rắc rối, thậm chí khủng hoảng lớn do bị khách hàng khiếu nại để tiền trong tài khoản của họ “không cánh mà bay”. Nguyên nhân gốc rễ lại không nằm ở truyền thông hay vấn đề bảo mật.
Trước hết, Ngân hàng Nhà nước luôn nhìn sang Bộ Tài chính để tính toán...
Lãi suất (LS) cho vay DN đang giảm mạnh vì tình trạng thừa vốn tạm thời buộc các NH phải chuyển hướng kinh doanh vì lợi nhuận sang giữ khách hàng để chờ thời qua cơn bĩ cực... bởi nếu không thể cho vay mà phải gửi nguồn vốn dư thừa ở NHNN thì thiệt hại còn lớn hơn nữa.
Việc nhân viên ngân hàng ký nhận hộ quyển séc cho khách là sai quy định song lãnh đạo VPBank khẳng định đây không thể là mấu chốt của sự việc khách hàng mất hàng chục tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự