"Thực tế, thì việc xử lý nợ xấu đã kéo dài trong nhiều năm qua, thành ra, chúng ta không thể kỳ vọng với Nghị quyết 42 thì bức tranh nợ xấu sẽ được thay đổi trong ngày một ngày hai...".

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên, tỉ phú Warren Buffett, CEO JPMorgan Chase Jamie Dimon và nhiều người khác. Họ nghĩ thế nào về bitcoin?
Bitcoin đi từ một thử nghiệm ít được chú ý thành chủ đề bàn luận quan trọng giữa các nhân vật hàng đầu trong làng tài chính thế giới chỉ trong vài năm. Trang Quartz mới đây có bài viết tổng hợp nhiều nhận định ngắn gọn về tiền ảo bitcoin của khoảng 20 chuyên gia.
Bitcoin là một cuộc cách mạng
Những người đồng ý với quan điểm này bao gồm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) Mark Carney, Giáo sư Đại học New York Aswath Damodaran, CEO Morgan Stanley James Gorman, CEO Fidelity Abby Johnson, nguyên Cao ủy Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) Arthur Levitt, CEO Digital Asset Holdings Blythe Masters, giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore Ravi Menon, cựu CEO Citigroup Vikram Pandit, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers và Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên. Dưới đây là cụ thể những gì họ nói.
Thống đốc BOE Mark Carney: “Bitcoin có tiềm năng tăng cường khả năng hồi phục”.
Giáo sư Đại học New York Aswath Damodaran: “Tiền ảo đang nắm lấy vai trò của vàng”.
CEO Morgan Stanley James Gorman: “Nó không chỉ là mốt nhất thời”.
CEO Fidelity Abby Johnson: “Tôi là một người tin tưởng bitcoin”.
Nguyên Cao ủy SEC Arthur Levitt: “Tôi không biết liệu sẽ là bitcoin hay ethereum, nhưng nó sẽ tồn tại”.
CEO Digital Asset Holdings Blythe Masters: “Nó giống như email dành cho tiền vậy”.
Giám đốc Cơ quan Tiền tệ Singapore Ravi Menon: “Nó có khả năng thay đổi”.
Cựu CEO Citigroup Vikram Pandit: “Nó có tiềm năng thay đổi thế giới”.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Larry Summers: “Đây là ý tưởng rất quan trọng”.
Thống đốc PBOC Chu Tiểu Xuyên: “Tiền tệ kỹ thuật số và tiền mặt sẽ cùng tồn tại trong một thời gian dài”.
Còn quá sớm để bình luận
Ông Haruhiko Kuroda Ảnh: Reuters
Những người thận trọng trong việc đưa ra góc nhìn về tiền ảo bao gồm: Chủ tịch ECB Mario Draghi, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Minneapolis Neel Kashkari, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda và Chủ tịch Fed Janet Yellen. Dưới đây là ý kiến của họ.
Chủ tịch ECB Mario Draghi: “Thật ra chúng tôi không có quyền hạn để cấm và điều tiết bitcoin”.
Chủ tịch Fed Minneapolis Neel Kashkari: “Vẫn còn quá sớm để nói nó sẽ diễn biến ra sao”.
Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda: “Nó có thể có tiềm năng thay đổi đáng kể cấu trúc dịch vụ tài chính”.
Chủ tịch Fed Janet Yellen: “Đây là công nghệ mới rất quan trọng”.
Chắc chắn là bong bóng
Ông Warren Buffett Ảnh: Reuters
Những người cảnh báo về bong bóng bitcoin có cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke, huyền thoại đầu tư Warren Buffett, Phó chủ tịch ECB Vítor Constâncio, nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio, CEO JPMorgan Jamie Dimon, Giáo sư Đại học thành phố New York Paul Krugman, đồng chủ tịch Oaktree Howard Marks, cựu giám đốc đầu tư Fortress Mike Novogratz, Giáo sư Đại học Yale Robert Shiller. Đặc biệt, ông Mike Novogratz gọi bitcoin là bong bóng nhưng lại ủng hộ việc tận dụng nó để kiếm lời.
Cựu Chủ tịch Fed Ben Bernanke: “Bitcoin có vấn đề nghiêm trọng”.
Huyền thoại đầu tư Warren Buffett: “Bitcoin không phải là tiền”.
Phó chủ tịch ECB Vítor Constâncio: “Bitcoin là một loại hoa tulip (đề cập đến bong bóng hoa tulip, bong bóng kinh tế nổi tiếng hồi thế kỷ 17)”.
Nhà sáng lập Bridgewater Associates Ray Dalio: “Bitcoin là bong bóng”.
Jamie Dimon Ảnh: Reuters
CEO JPMorgan Jamie Dimon: “Nó là lừa đảo”.
Giáo sư Đại học thành phố New York Paul Krugman: “Bitcoin là con quỷ”.
Đồng chủ tịch Oaktree Howard Marks: “Không hơn gì một mốt nhất thời”.
Cựu giám đốc đầu tư Fortress Mike Novogratz: “Đây sẽ là bong bóng lớn nhất cuộc đời chúng ta… nhưng mỗi người đều nên giữ một ít”.
Giáo sư Đại học Yale Robert Shiller: “Ví dụ tốt nhất về bong bóng ở thời điểm hiện tại là bitcoin”.
Theo Báo Thanh Niên
"Thực tế, thì việc xử lý nợ xấu đã kéo dài trong nhiều năm qua, thành ra, chúng ta không thể kỳ vọng với Nghị quyết 42 thì bức tranh nợ xấu sẽ được thay đổi trong ngày một ngày hai...".
Như thường lệ, BizLIVE chọn lọc những hoạt động ngân hàng nổi bật trong năm 2017, giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về lĩnh vực này.
Tính đến cuối năm 2016, sau gần 30 năm kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được Quốc hội thông qua năm 1987, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ) vào Việt Nam có xu hướng tăng lên, ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để có cái nhìn khái quát về quá trình thu hút FDI từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đến nay 1987, bài viết phân tích những khía cạnh cơ bản trong việc thu hút FDI theo quy mô vốn đầu tư, theo ngành kinh tế và theo đối tác đầu tư…
Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, đem lại nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vấn đề mà các ngân hàng thương mại đang phải đối mặt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cần được nghiên cứu đưa ra phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngân hàng.
Bởi yếu tố minh bạch bảo mật và tính giới hạn số lượng, Bitcoin đang hấp dẫn được giới đầu tư và thổi lên quả “bong bóng” tỷ đô trên thị trường.
Dù từng thể hiện kỳ vọng trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam nhưng các khoản đầu tư từ Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn.
Mọi con mắt của giới đầu tư Bitcoin đang đổ dồn về những sự kiện quan trọng trong tháng 12.
Các sàn giao dịch luôn muốn cung cấp cho nhà đầu tư bất kỳ thứ gì mà họ có thể giao dịch, và nhu cầu đối với bitcoin đã tăng đột biến so với chỉ 1 năm trước. Đó là lý do để bitcoin "bước lên sân khấu chính".
Làn sóng thứ hai của vốn ngoại vào ngân hàng Việt bắt đầu hình thành sau hai thập kỷ...
Sản lượng vàng trên thế giới đến chủ yếu từ Nga, Trung Quốc và BRICS - nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi. Vì vậy, không khó hiểu khi các nước này có quyền kiểm soát giá vàng quốc tế và không còn phụ thuộc vào những giao dịch vàng "trên giấy" tại London.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự