Đã có thêm nhiều cái tên ngân hàng tham gia vào chặng đua lãi suất với tần suất điều chỉnh nhiều hơn, biên độ tăng mạnh hơn các đối thủ khác.

Sáng nay (15/12), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã: EIB) tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để bầu nhân sự cấp cao nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Những ngày vừa qua, vấn đề nhân sự ban điều hành của Eximbank trở thành vấn đề nóng bỏng nhất của thị trường với nhiều tranh cãi xảy ra xung quanh việc: Ai sẽ được ứng cử vào ban thành viên HĐQT tại ngân hàng này?
Danh sách chính thức tại Đại hội có 8 ứng cử viên sáng giá gồm: ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết, ông Ngô Thanh Tùng, ông Đặng Anh Mai, ông Nguyễn Quang Thông, ông Hoàng Tuấn Khải, ông Naoki Nishizawa, ông Yasuhiro Saitoh. Trong số 8 ứng viên thì 4 ứng viên không nắm giữ cổ phần hay đại diện cho cổ đông của ngân hàng.
Trước đó đến phút chót, liên quan đến tiến trình bầu cử thành viên HĐQT tại Eximbank liên tục có những bất ngờ mới khi danh sách công bố có nhiều ứng cử đã rút lui khỏi danh sách bầu cử.
Trong đó, ông Trần Ngô Phúc Vũ, ứng viên nhận được đề cử của hơn 10,7% vốn Eximbank cho biết cá nhân ông không nộp hồ sơ ứng cử vào HĐQT của Eximbank và cũng không có chuyện ông sẽ tham gia HĐQT của nhà băng này nhiệm kỳ tới. Ông Trần Ngọc Tâm cũng cho biết rút khỏi danh sách. Trước đó, ông Phạm Hữu Phú chủ động xin rút khỏi danh sách ứng cử.
Tại Đại hội lần này, ngân hàng cho biết số lượng thành viên dự kiến được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ VI là 11 người. Tối thiếu 1/2 tổng số thành viên HĐQT phải là người không điều hành và thành viên độc lập trong đó ít nhất 1 thành viên HĐQT độc lập. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể là thành viên Hội đồng quản trị độc lập. Số lượng thành viên dự kiến được bầu vào ban kiểm soát nhiệm kỳ VI là 5 thành viên.
Ngoài 8 ứng viên trên thì ứng viên dự kiến làm thành viên HĐQT độc lập Eximbank được HĐQT đề cử là ông Lê Minh Quốc. Ông Quốc cũng không nắm cổ phần tại ngân hàng.
Về danh sách ứng cử vào BKS nhiệm kỳ mới, có 5 thành viên bao gồm: ông Trần Lê Quyết, bà Phạm Thị Mai Phương, ông Trần Ngọc Dũng, ông Trịnh Bảo Quốc và ông Đặng Hữu Tiến.
Eximbank là ngân hàng nằm trong nhóm cổ phần lớn thứ nhì trên thị trường (sau nhóm NHTMCP có cổ phần nhà nước), tuy nhiên, trong mấy năm gần đây Eximbank đã "rớt hạng" với nhiều chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận liên tục đi xuống. Lợi nhuận năm 2014 chỉ đạt 56 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức vài nghìn tỷ đồng của các ngân hàng có quy mô tương đương.
Kết thúc 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Eximbank lần lượt đạt 677 tỷ đồng và 525 tỷ đồng, đều giảm 28% so với cùng kỳ năm trước. Tổng tài sản của ngân hàng giảm 21% so với đầu năm xuống mức 126.983 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt 85.137 tỷ đồng, giảm 2,3%. Tiền gửi khách hàng đạt 100.037 tỷ đồng, giảm 1,3%.
Trước đó, nguồn tin từ phía Ngân hàng Nhà nước cho hay, NHNN sẽ cử người tham gia điều hành, quản trị Eximbank để giúp ngân hàng vượt qua khó khăn. Trong danh sách các ứng viên vào HĐQT và Ban kiểm soát có 3 cái tên đến từ NHNN và Vietcombank đó là ông Cao Xuân Ninh, ông Lê Văn Quyết và ông Trần lê Quyết.
Còn giới lãnh đạo ngân hàng thì đánh giá rằng, bất cứ ai được giao trọng trách điều hành, quản lý Eximbank cũng đều phải là người có tâm và có tầm.
Đã có thêm nhiều cái tên ngân hàng tham gia vào chặng đua lãi suất với tần suất điều chỉnh nhiều hơn, biên độ tăng mạnh hơn các đối thủ khác.
Có rất nhiều câu hỏi nảy sinh về công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng (NH) trong giai đoạn 2011-2015. Trả lời được các câu hỏi đó một cách công bằng chính là bắc một nhịp cầu để kết nối hệ thống NH hôm nay, tới diện mạo tương lai.
Chứng khoán hóa nợ xấu là công cụ tài chính được áp dụng thành công ở nhiều nước phát triển trên thế giới, nhưng trong tình hình kinh tế Việt Nam như hiện nay, các chuyên gia đều đánh giá, phương án này khó khả thi.
Ông Nguyễn Văn Giàu từng có lúc bị đề nghị kiểm điểm, liên quan tới thời kỳ nở rộ ngân hàng...
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đang thực hiện rà soát lại phương pháp tiếp cận đối với tài sản chịu rủi ro (RWA) phục vụ việc xem xét tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) - chỉ số quan trọng nhằm đánh giá “sức khỏe” của một ngân hàng.
Cựu phó chủ tịch FED New York, ông Krishna Guha, cho rằng các nhà đầu tư không nên mặc định rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ không tăng lãi suất trong tháng 12, bất chấp việc thị trường đang hướng về khả năng lãi suất tăng vào đầu năm sau.
Có ý kiến cho rằng nên có cơ chế chia sẻ khoản chênh lệch giữa giá mua nợ xấu và giá bán theo tư duy thị trường: lỗ cùng chịu, lãi cùng chia.
Có những lý do để lo ngại về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Trong dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, lĩnh vực môi trường thu hút ít hơn hẳn so với các lĩnh vực khác, dù áp lực môi trường ngày càng cao. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải thu hút vốn nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này, đặc biệt là khi Hiệp định TPP vừa hoàn tất đàm phán.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đồng tiền của Malaysia chịu rủi ro nhiều nhất so với những đồng tiền khác tại Đông Nam Á.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự