Do gửi USD không được hưởng lãi suất, lượng kiều hối của Việt kiều gửi về cho người thân có thể sẽ chậm lại.

VDSC dự báo, nhu cầu huy động vốn sẽ tăng tốc trong năm sau. Những cơn sóng ngầm điều chỉnh lãi suất huy động gần đây là dấu hiệu đầu tiên về sự gia tăng cạnh tranh thông qua công cụ lãi suất giữa các ngân hàng.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa công bố chuyên đề vĩ mô "Cửa tăng lãi suất vào năm 2016 đang lớn dần - có phải lời đe dọa?".
Tiền đồng có thể phá giá khoảng 3-4%
Theo đó, trong năm 2015, các yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế đều phát đi tín hiệu tích cực tạo thành một bước đệm khá chắc chắn cho chính sách điều hành của NHNN. Cụ thể là lạm phát thấp và thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào góp phần giúp mặt bằng lãi suất giảm nhẹ. Điều này cũng tạo ra tác động lan tỏa đến các đối tượng khác trong nền kinh tế, nổi bật nhất là sự cải thiện rõ nét trong hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết so với giai đoạn trước.
"Đối với triển vọng lãi suất năm sau, cân nhắc những yếu tố quan trọng có thể khả năng tác động đến diễn biến lãi suất, chúng tôi cho rằng năm 2016 lãi suất sẽ đi theo một chu kỳ mới", VDSC nhận định.
Lãi suất của nền kinh tế sẽ có xu hướng nhích nhẹ dần lên từ quý III/2016 đến cuối năm sau với mức tăng kỳ vọng của lãi suất điều hành đến cuối năm 2016 từ 25-50 điểm phần trăm.
"Theo quan sát của chúng tôi, những thời điểm tỷ giá nóng lên trong năm 2015 cũng là thời điểm mà cung-cầu vốn trên thị trường trở nên căng thẳng. Trong năm 2016, RongViet Research dự báo tiền đồng có thể phá giá khoảng 3-4%. Trong trường hợp tỷ giá biến động mạnh hơn và gây áp lực lớn lên thanh khoản của hệ thống ngân hàng, chúng tôi cho rằng yếu tố này có thể gián tiếp khiến lãi suất điều hành tăng nhanh và nhiều hơn so với kỳ vọng", báo cáo đưa ra dự đoán.
Bài toán lợi nhuận và cạnh tranh của các NHTM
Báo cáo cũng chỉ ra rằng, quản trị thanh khoản là một bài toán các NHTM phải đối mặt trong việc cân đối mối quan hệ giữa lợi ích, chi phí và rủi ro. Trong năm 2015, song hành với câu chuyện tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế, hoạt động cho vay trong nước cũng tăng tốc theo, ước tính tăng trưởng tín dụng năm nay đạt 17% so với cuối năm 2014. Không những thế, những thuận lợi đến từ mặt bằng lạm phát thấp và thanh khoản trên thị trường dồi dào tạo bước đệm tốt cho chính sách điều hành lãi suất.
Bước sang năm 2016, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%, NHNN cho biết tăng trưởng nhu cầu vốn cho nền kinh tế ước tính sẽ cao hơn năm 2015, xoay quanh mức 18-20%.
Như vậy, đặt trong bối cảnh tăng trưởng mạnh trong hoạt động cho vay, nhu cầu huy động vốn cũng sẽ tăng tốc trong năm sau. Những cơn sóng ngầm điều chỉnh lãi suất huy động gần đây là dấu hiệu đầu tiên về sự gia tăng cạnh tranh thông qua công cụ lãi suất giữa các ngân hàng.
Nếu các ngân hàng không cân đối được chi phí đầu vào và đầu ra, sự điều chỉnh về lãi suất cho vay có thể diễn ra. Tuy nhiên, hiện tại, NHNN vẫn đang giữ cam kết đối với mức trần lãi suất cho vay của các lĩnh vực ưu tiên.
"Trong năm 2016, chúng tôi cho rằng những dấu hiệu từ hoạt động cạnh tranh huy động vốn, các NHTM vẫn đang phải trích lập dự phòng đối với các khoản nợ xấu và áp lực huy động vốn cho ngân sách sẽ là những yếu tố tác động đến sự cân bằng của cung-cầu vốn và đẩy lãi suất lên mức cân bằng mới", báo cáo nhận định.
Do gửi USD không được hưởng lãi suất, lượng kiều hối của Việt kiều gửi về cho người thân có thể sẽ chậm lại.
Thị trường tài chính tiền tệ cuối năm có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt sau khi FED chính thức tăng lãi suất 0,25%, chấm dứt gần một thập kỷ duy trì lãi suất 0%.
Theo đại diện NHNN, một trong những áp lực của chính sách là hệ thống ngân hàng đang giữ nhiều trái phiếu, vì thế nếu yêu cầu phát hành TPCP ở mức cao sẽ gây áp lực đến lãi suất...
Luật bảo hiểm xã hội mới (BHXH) khiến ngày mừng chưa tới, ngày lo cận kề vì nhiều quy định gây tác động lớn đến doanh nghiệp và người tham gia BHXH.
Quyết định đưa lãi suất tiền gửi USD xuống 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau quyết định tăng lãi suất của Fed đã không làm giảm áp lực tăng tỷ giá của thị trường mà còn phát sinh thêm hệ lụy khác, đó là lãi suất VND đang tăng lên.
Sau động thái NHNN hạ lãi suất USD về 0%, các ngân hàng lại bắt đầu rục rịch tăng lãi suất huy động để thu hút dòng tiền phục vụ nhu cầu cuối năm. Bên cạnh đó, các tổ chức này còn đang vay mượn lẫn nhau với chi phí tương đương huy động từ dân cư.
Trên thị trường đang râm ran rằng, trong khi cá nhân, tổ chức gửi USD ở trong nước không được lãi thì mang sang Lào gửi các NH Việt Nam tại đó hưởng lãi tới 6%, hoặc các ngân hàng huy động lẫn nhau cũng có lãi tới 2%/năm, và các NH như vậy đang “ngư ông đắc lợi”…
Những cú sốc đến từ bên ngoài: Fed tăng lãi suất, Trung Quốc phá giá NDT… đã khiến VND có một năm đầy biến động so với USD. Trong một thế giới phẳng, túi tiền người Việt đã gặp những cú sốc do những biến động toàn cầu.
Nhiều chuyên gia đánh giá lãi suất ngân hàng cho vay còn cao, cả người gửi tiền và vay tiền đều phải gánh nợ xấu của ngân hàng.
Trong các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản, về lý thuyết thì dầu thô không có mặt. Nhưng dầu thô thực tế lại có thể xem là một trong những biến số cơ bản nhất, chi phối mạnh đến các biến số khác bao gồm cả lạm phát, tỷ giá, lãi suất…
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự