Khách hàng V.I.P là “mốt” mà nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang theo đuổi...

Hiện tại chúng ta “chưa sang hẳn sông” được bởi chưa có một cơ chế tỷ giá hoàn thiện. Nhưng rõ ràng, NHNN đang đi từng bước thận trọng và đúng hướng.
Từ ngày 4/1/2016, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng cơ chế mới đối với tỷ giá. Cụ thể, thay vì tỷ giá bình quân liên ngân hàng sử dụng lâu nay, thị trường sẽ có tỷ giá trung tâm do NHNN công bố hàng ngày, bên cạnh việc các NHTM có thể mua phái sinh USD từ NHNN.
Để hiểu rõ hơn về những tác động của cơ chế tỷ giá mới lên các cân đối vĩ mô và nền kinh tế, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Đức Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thưa ông, kể từ ngày 4/1/2016, NHNN chính thức áp dụng cơ chế tỷ giá mới là tỷ giá trung tâm, thay cho tỷ giá bình quân liên ngân hàng trước đây. Ông đánh giá thế nào về động thái này?
TS Nguyễn Đức Thành: Có thể nói, đây là một bước tiến mới trong điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam.
Việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm giúp cho việc điều hành tỷ giá của NHNN theo hướng hiện đại hơn, linh hoạt hơn với định hướng thị trường, kể cả thị trường trong nước lẫn thế giới, giúp Việt Nam chống đỡ tốt hơn với các "cú sốc" từ bên ngoài.
Theo thông báo từ NHNN, cách tính tỷ giá trung tâm sẽ dựa trên 3 chỉ số chính là tỷ giá bình quân gia quyền liên ngân hàng; Sự biến động của một rổ các đồng tiền của các nước đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam và các cân đối vĩ mô. Vậy theo ông, cơ chế mới này sẽ ảnh hưởng thế nào đến các cân đối vĩ mô của Việt Nam?
Đối với các chỉ số kinh tế vĩ mô, tỷ giá tăng lên có khả năng làm cho đồng tiền Việt Nam bị yếu đi. Khi tiền Việt Nam bị yếu đi tất nhiên sẽ có ảnh hưởng đến các chỉ số kinh tế khác.
Với mục tiêu lạm phát đặt ra cho năm 2016 là 5%, theo ông việc điều chỉnh cơ chế tỷ giá sẽ tác động thế nào đến lạm phát năm nay?
Tôi cho rằng ảnh hưởng của cơ chế tỷ giá mới đến lạm phát là không nhiều. Vấn đề lạm phát cũng không phải là vấn đề quá lớn khi điều hành tỷ giá bởi NHNN đã kiểm soát tín dụng và tiền tệ khá chặt, vẫn trong vòng kiểm soát và không đáng ngại.
Nhiều chuyên gia dự báo cơ chế tỷ giá mới sẽ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Điều này chính xác bởi với cơ chế tỷ giá mới, doanh nghiệp có thể tăng cường khả năng dự báo và ứng phó với các cú sốc bên ngoài. Những thay đổi của NHNN trong việc điều hành tỷ giá cũng sẽ dễ dự báo hơn và tiếp cận gần với thị trường hơn.
Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động hơn với cơ chế tỷ giá mới, dễ dựa vào khuynh hướng hơn. Thế giới thay đổi mà NHNN không thay đổi thì đó chính là tính không dự báo được. Do vậy, không phải cứ giữ nguyên là dễ dự báo mà phải tuân theo thị trường, tiến dần đến thị trường.
Nếu xu hướng trên thế giới tăng thì NHNN điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng và ngược lại. Khi đó, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ dễ dàng dự đoán hơn.
Cơ chế xác định tỷ giá trung tâm sẽ dựa trên 8 đồng tiền của những quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, vay trả nợ và đầu tư lớn với Việt Nam bao gồm: đồng USD, Euro, Bath Thái Lan, Nhân dân tệ, SGD của Singapore, yên Nhật, won Hàn Quốc và đồng TWD của Đài Loan. Theo ông, đồng tiền nào sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất đến cơ chế xác định tỷ giá mới của Việt Nam?
Đồng USD sẽ ảnh hưởng mạnh nhất, sau đó đến đồng yên Nhật và đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc.
Rổ tiền tệ xác định tỷ giá trung tâm có thể có 8 đồng tiền hoặc hơn nhưng chắc chắn sức ảnh hưởng lớn nhất sẽ từ những đồng tiền có vai trò quan trọng như USD, yên Nhật, Nhân dân tệ. Bởi Việt Nam còn có nhiều khoản vay, giao dịch bằng đồng yên, Nhân dân tệ.
Ông từng cho biết, cơ chế tỷ giá của Việt Nam chưa mang tính thị trường và NHNN điều hành tỷ giá thận trọng như "dò đá qua sông". Vậy với cơ chế tỷ giá trung tâm hiện nay đã khắc phục được những điểm yếu đó hay chưa?
Cơ chế này chưa phải là cơ chế thị trường mà nó chỉ mang tính thị trường, tức là tiến gần đến thị trường hơn.
Còn “dò đá qua sông” tức là mỗi lần người ta bước chân trên tảng đá một cách thận trọng để có thể sang được sông. Với cơ chế tỷ giá mới, NHNN đã đi thêm một bước nữa.
Tôi cho rằng, hiện tại chúng ta “chưa sang hẳn sông” được bởi chưa có một cơ chế tỷ giá hoàn thiện. Nhưng rõ ràng, NHNN đang đi từng bước thận trọng và đúng hướng.
Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Khách hàng V.I.P là “mốt” mà nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang theo đuổi...
Khách hàng V.I.P là “mốt” mà nhiều ngân hàng thương mại trong nước đang theo đuổi...
Bước sang năm 2016, dòng vốn sẽ có sự dịch chuyển tự do hơn khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế chung ASEAN (AEC) nhưng cũng sẽ chịu nhiều tác động do những biến động khó lường từ thị trường tài chính- tiền tệ thế giới.
Theo NHNN, từ tháng 3/2015, số liệu theo báo cáo của TCTD và số liệu theo kết quả giám sát của NHNN đã không còn cách biệt, nợ xấu của các TCTD đã được minh bạch hơn.
Với nền tảng kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, trong khi giãn cách lãi suất VND – USD ở mức hấp dẫn sẽ giúp cho niềm tin vào VND ngày càng được củng cố.
Theo dự báo của BVSC, diễn biến yếu đi của đồng Nhân dân tệ có thể khiến áp lực giảm giá VND đến sớm hơn dự tính (có thể ngay tháng 1/2016) nhằm đảm bảo sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam so với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Thị trường tài chính tiền tệ cuối năm có nhiều diễn biến phức tạp đặc biệt sau khi FED chính thức tăng lãi suất 0,25%, chấm dứt gần một thập kỷ duy trì lãi suất 0%.
Theo đại diện NHNN, một trong những áp lực của chính sách là hệ thống ngân hàng đang giữ nhiều trái phiếu, vì thế nếu yêu cầu phát hành TPCP ở mức cao sẽ gây áp lực đến lãi suất...
Luật bảo hiểm xã hội mới (BHXH) khiến ngày mừng chưa tới, ngày lo cận kề vì nhiều quy định gây tác động lớn đến doanh nghiệp và người tham gia BHXH.
Quyết định đưa lãi suất tiền gửi USD xuống 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sau quyết định tăng lãi suất của Fed đã không làm giảm áp lực tăng tỷ giá của thị trường mà còn phát sinh thêm hệ lụy khác, đó là lãi suất VND đang tăng lên.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự