Chỉ trong vòng 2 tuần, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa 2 nước Mỹ - Trung Quốc, nhân dân tệ (CNY) đã giảm đến 3% và được dự báo tiếp tục giảm.

Ngày 6/6, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã công bố Báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam tháng 5/2018. Trong đó, SSI cảnh báo chính sách bảo hộ đang tác động đến các doanh nghiệp FDI.
Theo đó, các số liệu kinh tế tháng 5 đang đưa ra một số tín hiệu cảnh báo về tăng trưởng trong quý II/2018 cũng như thời gian còn lại của năm 2018.
Cụ thể, các rủi ro từ những cuộc chiến thương mại với chính sách bảo hộ đang có tác động ngày một rõ đến các doanh nghiệp FDI, đặc biệt đối với lĩnh vực điện tử, trong khi đây lại là nhóm tạo động lực tăng trưởng chính cho Việt Nam.
Hệ quả có thể nhận thấy là sự sụt giảm đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của khối FDI, kéo theo tăng trưởng việc làm và sức cầu tiêu dùng chung.
Mặt khác, tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp và một số ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là những điểm sáng trong quý II/2018, tạo ra hy vọng về những hướng đi mới giúp cân bằng các động lực tăng trưởng trong tương lai.
Đơn cử, trong lĩnh vực nông nghiệp, xuất khẩu gạo tháng 5 đạt 600.000 tấn và 460 triệu USD, đưa tổng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2018 lên 2,8 triệu tấn và 1,56 tỷ USD. Tương tự như lúa gạo, thị trường xuất khẩu ổn định đã giúp thúc đẩy ngành thủy sản, cụ thể là nuôi trồng, chế biến tôm và cá.
Còn chỉ số công nghiệp tháng 5 tăng 7,1% và đây là mức tăng trưởng công nghiệp thấp nhất trong vòng 4 năm gần đây. Tuy nhiên, nhờ các tháng đầu năm 2018 có tăng trưởng cao nên tính chung 5 tháng đầu năm 2018, tăng trưởng công nghiệp vẫn tăng đạt 9,7% và đây là mức tăng cao nhất nhiều năm.
Đại diện SSI đánh giá, sau quý I/2018 khởi đầu thuận lợi, lực cản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã xuất hiện nhiều hơn khiến tăng trưởng của quý II/2018 giảm tốc và có thể xuống dưới 7%.
Bối cảnh quốc tế thay đổi nhanh trong khi sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế và đầu tư trong nước chưa theo kịp có thể làm nhỡ nhịp tăng trưởng trong một vài quý.
Điều này càng cho thấy nhu cầu cấp bách phải phát triển nhanh “đàn sếu lớn” - những doanh nghiệp nội địa mạnh, sức cạnh tranh cao để làm hạt nhân, từ đó tạo được thế tăng trưởng cao và bền vững hơn cho kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
Theo M.Hương/daibieunhandan.vn
Chỉ trong vòng 2 tuần, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa 2 nước Mỹ - Trung Quốc, nhân dân tệ (CNY) đã giảm đến 3% và được dự báo tiếp tục giảm.
SSI Research dự báo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng có thể đạt 41,5% trong năm 2018. Từ đỉnh 2018, lợi nhuận của ngành ngân hàng có thể sẽ giảm tốc với mức tăng trưởng năm 2019 dự báo còn 24,6%.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings gần đây đã cảnh báo Việt Nam nên xem xét thắt chặt dần chính sách tiền tệ để ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và có cơ hội được nâng bậc đầu tư.
Nhà đầu tư nào sẽ dẫn đầu tại Việt Nam trong thời gian tới? Và lĩnh vực nào đang được giới đầu tư quan tâm nhất?
Cuộc cạnh tranh chia lại thị phần trên thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt, vị trí của những doanh nghiệp dẫn đầu đã có nhiều thay đổi trong 2 năm qua. Từ sân chơi áp đảo của những "ông lớn" nước ngoài mảng bảo hiểm nhân thọ, một đại diện của Việt Nam nay đã vươn lên top 1 về thị phần.
Thời điểm này hầu hết các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 cũng như kết quả xử lý nợ xấu và trích lập dự phòng.
Ví điện tử (VĐT) đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia, trong khi ở Việt Nam mới ở giai đoạn bắt đầu thanh toán, mở rộng thị phần.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên thị trường tiền tệ thế giới đã xuất hiện hơn 2.000 đồng tiền mã hóa khác nhau với tổng giá trị thị trường toàn cầu lên đến gần 400 tỷ USD. Tiền mã hóa hứa hẹn sẽ đem đến những thay đổi lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những thay đổi của hệ thống tài chính, ngân hàng. Phân tích các tác động của tiền mã hóa đối với thị trường tài chính - tiền tệ, bài viết đưa ra một số khuyến nghị chính sách về quản lý phát hành và giao dịch tiền mã hóa.
Ước tính cả hệ thống cần gần 63.000 tỷ để tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Mọi điều kiện để vàng tăng giá gần như hội đủ, nhưng giá kim loại quý này vẫn “dậm chân tại chỗ”...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự