Để phục vụ dự án Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đứng ra vay các tổ chức tín dụng số tiền lên đến 4.300 tỷ đồng và 326 triệu USD.

Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng trong 7 tháng đầu năm có xu hướng tăng nhẹ, đến tháng 7 CPI so với cùng kỳ chỉ tăng 2,39%, lạm phát cơ bản nhìn chung ổn định, đến tháng 7 ở mức 1,85% thấp hơn mức tăng của tháng 6 ( 1,88%).
Giá USD so với cùng kỳ có xu hướng giảm mạnh, đến tháng 7 chỉ số giá USD chỉ tăng 2,21% so với cùng kỳ và giảm so với tháng 12/2015. Giá vàng đã có xu hướng giảm dần và đi vào thế ổn định.
Xóa nguy cơ “nhập khẩu” lạm phát
Điều đáng lưu ý ở diễn biến này là, mặc dù diễn biến kinh tế, chính trị trên trường quốc tế có nhiều biến động: sự kiện Anh rời bỏ EU “Brexit”, sự gia tăng đột biến của giá vàng, sự tăng giảm khó lường của giá dầu… Những điều này đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và sự ổn định kinh tế vĩ mô, tiền tệ nói riêng.
Tuy nhiên, những cú sốc từ bên ngoài đã có tác động không đáng kể đến hành vi của thị trường. Nói cách khác, những tác động tình hình của thế giới đã không tạo nên kỳ vọng tăng tỷ giá và lạm phát của thị trường Việt.
Đây là một yếu tố đã từng có tác động mạnh đến lạm phát và ổn định thị trường ngoại hối khi có cú sốc từ bên ngoài trong những năm trước. Điều này cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng của ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu quả cao, tạo lòng tin vững chắc của thị trường.
Nhân tố chính tạo nên sức bình ổnSự thành công của bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, là hội tụ bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải là tính kiên định và tự tin trong hành động của tổ chức, cá nhân đó.
Nhìn lại các hành động chính sách mà NHNN thực hiện từ đầu năm đến nay cho thấy, NHNN đã kiên định theo đuổi mục tiêu ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế.
Tính tự tin trong điều hành của NHNN được thể hiện thể hiện ở các biện pháp chính sách khi ban hành: trước những biến động của thị trường, NHNN đã chủ động điều chỉnh một số các giải pháp chính sách cho phù hợp với tình hình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra, như sủa đổi Thông tư 06, Thông tư 36 và kéo dài thời hạn của gói hỗ trợ tín dụng nhà ở, điều tiết kịp thời lượng tiền cung ứng đáp ứng kịp thời nhu cầu về thanh khoản tiền đồng và như cầu ngoại tệ của nền kinh tế…
Bên cạnh đó NHNN đã rất chủ động phối hợp với các biện pháp chính sách vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển thị trường tài chính, điển hình như phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển.
Trong những tháng cuối của năm 2016, những thách thức phía trước cho việc thực hiện mục tiêu của NHNN là không nhỏ, khi ngân sách nhà nước vẫn tiếp tục khó khăn, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, áp lực lạm pháp vẫn tiềm ẩn… thêm vào đó thiên tai ,hạn hán, xâm nhâp mặn có thể làm giảm sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gây áp lực tăng giá lương thực, thực phẩm.
Vì vậy việc kiên định và tự tin của NHNN cần tiếp tục được duy trì và phát huy cao độ, đó là nhân tố cơ bản tạo niềm tin vững chắc cho thị trường và là nhân tố quyết định cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu kề hoạch của năm 2016 và những năm tiếp theo của NHNN.
Việc các tổ chức quốc tế dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực thay đổi liên tục trong thời gian qua, cho thấy nhân tố bất ổn của kinh tế toàn cầu, không riêng kinh tế Việt Nam. WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,2% tháng 4 năm nay và qua kết quả 6 tháng đầu năm đã hạ dự báo xuống còn 6%, theo tôi là phù hợp với tình hình thực tế.
Quan điểm của tôi, nếu năm 2016, tốc độ tăng GDP ở mức 6% hoặc nhích hơn một chút cũng là tốt. Vấn đề là tập trung chính sách để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là những nhiệm vụ còn lại của việc tái cơ cấu 3 lĩnh vực ưu tiên gồm đầu tư công, NHTM và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đề ra cho giai đoạn 2011-2015.
Vấn đề lo ngại hiện nay là CPI tăng do việc điều chỉnh các loại giá do nhà nước quản lý như y tế, giáo dục, điện, phí giao thông… Tuy nhiên, trong điều hành, Chính phủ cũng đã dự liệu việc điều chỉnh các loại giá nêu trên, nên sẽ không tạo sự đột biến đối với CPI nhất là đối với chỉ số lạm phát cơ bản (loại trừ giá lương thực và nhiên liệu).
Hiện đang có một số ý kiến cho rằng khả năng lạm phát quay lại trong nửa cuối năm 2016 là không thể tránh khỏi khi giá hàng hóa cơ bản trên thế giới hồi phục kết hợp với những điều chỉnh giá trong nước. Theo tôi, với diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm, cho thấy trong năm 2016, chỉ số CPI hoàn toàn có thể kiểm soát ở mức dưới 5% như kế hoạch đề ra.
Tôi không nghĩ trong 6 tháng cuối năm sẽ “nhập khẩu lạm phát” từ thị trường thế giới và cũng không thể lạm phát từ yếu tố tiền tệ trong nước.
TS. Trần Du Lịch
Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia
TS. NGUYỄN THỊ KIM THANH
Bài đăng trên Diễn đàn Doanh nghiệp
Theo tapchitaichinh.vn
Để phục vụ dự án Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đứng ra vay các tổ chức tín dụng số tiền lên đến 4.300 tỷ đồng và 326 triệu USD.
Các tổ chức tín dụng hiện đang gặp nhiều rào cản khi thu hồi nợ. Mặc dù quyền của các ngân hàng trong thu giữ tài sản bảo đảm được luật quy định rất rõ, nhưng thực thi có nhiều khó khăn.
Mục đích hoạt động của các ngân hàng thương mại là truy tìm và tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải làm “từ thiện” cho doanh nghiệp, cho người vay, khi tự nguyện giảm lãi suất cho vay mà không phải do kết quả của một áp lực nào đó từ các cơ quan quản lý.
Thị trường bảo hiểm nhân thọ (BHNT) Việt Nam đã duy trì tăng trưởng trung bình ở mức 23.5% trong 3 năm qua. Báo cáo từ Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (QLBH) Bộ Tài chính mới đây cho thấy, 6 tháng đầu năm 2016, thị trường BHNT vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, với tổng doanh thu phí bảo hiểm (BH) ước đạt 21.033 tỷ đồng, tăng 36,78% so với cùng kỳ 2015.
Theo khẳng định từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thực tế thời gian qua, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh và không còn là vướng mắc đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
"Để vay 300 triệu USD này nếu phía Trung Quốc đưa ra các điều kiện về nhà thầu của Trung Quốc hay điều này điều kia thì rất khó khăn", ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh giải thích một trong những lý do từ chối gần 7.000 tỷ đồng ODA Trung Quốc.
Nợ xấu vẫn là "bóng ma" ám ảnh với hàng loạt nhà băng. Thống kê của chúng tôi cho thấy, việc trích lập dự phòng rủi ro đã bòn rút phân nửa lợi nhuận các ngân hàng và sẽ còn đeo đẳng các ngân hàng trong nhiều năm tới.
Nếu không có những nhượng bộ, cũng là sự hỗ trợ của cơ chế thì chắc chắn nhiều ngân hàng và rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản, không thể phục hồi, và nền kinh tế chắc chắn sẽ còn khó khăn hơn nhiều trong những năm qua.
Câu chuyện vợ ông Minh ở Tiền Giang trong thời gian gửi tiết kiệm bị đột quỵ, sau đó ngân hàng không cho ông rút tiền trang trải nếu chưa có sự đồng ý của người giám sát người giám hộ, khiến nhiều người lo lắng và không biết phải làm gì để tránh tình trạng trên.
Vàng là vật đảm bảo giá trị ngăn ngừa những rủi ro từ các thử nghiệm ngày càng táo bạo về chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương cũng như từ tình hình bất ổn kinh tế và chính trị gia tăng trên thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự