Sản phẩm lạ như bơ sáp, cà chua, bí ngô... có trọng lượng từ 1-2kg đến hàng chục kg đang mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân.

Trồng dưa lưới mỗi năm doanh thu từ 3-4 tỉ đồng/ha, lợi nhuận đạt 25%-30%. Trong khi đó, tại TP HCM, giá trị bình quân mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 375 triệu đồng/năm
Ông Nguyễn Minh Nhân - đại diện Công ty TNHH Thương mại Vuông Tròn, một thương hiệu dưa lưới có tiếng được trồng trong Khu Nông nghiệp công nghệ cao (huyện Củ Chi, TP HCM) từ năm 2012 - cho biết mùa Tết rồi, mặt hàng dưa lưới thắng lớn.
Cung chưa đủ cầu
Ông Nhân thừa nhận: “Các trang trại trồng dưa lưới đã “cháy” hàng từ trước Tết. Do người tiêu dùng chuộng dưa lưới ngày càng nhiều nên dù số người trồng tăng vọt, cung vẫn chưa đủ cầu, giá vẫn ở mức khá tốt”.
Do nhu cầu thị trường tăng cao, cuối năm 2015, ông Nhân cùng người nhà tiếp tục đầu tư một trang trại trồng dưa lưới ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và dự định mở tiếp 2 trang trại ở tỉnh Long An và huyện Củ Chi, TP HCM. Ông Vũ Văn Cường (chủ cửa hàng rau sạch Vũ Cường trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, mới mở vào tháng 1-2016) cho biết dưa lưới là mặt hàng doanh thu chủ lực mùa Tết của cửa hàng. Với ưu thế có 2 trang trại trồng dưa lưới, cửa hàng này cung cấp sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng với giá rất cạnh tranh, dao động từ 55.000- 65.000 đồng/kg nên bán khá chạy.
Từ một công chức ngành hải quan, 2 năm qua, ông Cường đầu tư vào nông nghiệp. Sau một thời gian “trầy da tróc vảy”, ông mới thành công với 3 ha nhà vườn trong nhà kính tại Đức Trọng (Lâm Đồng) và Nhơn Trạch (Đồng Nai). Khi chưa có cửa hàng, dưa của ông chủ yếu bán sỉ ra phía Bắc. Hiện ông và gia đình dự định trồng thêm 4 ha dưa lưới trong nhà màng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Phụ thuộc giống ngoại
Dưa lưới du nhập vào nước ta khoảng 5-6 năm qua. Lúc đầu, để giảm chi phí đầu tư, nhiều nơi trồng ngoài ruộng như dưa hấu nhưng dễ bị sâu bệnh, chất lượng và năng suất không ổn định nên hiệu quả không cao. Rút kinh nghiệm, nhiều người đầu tư cả tỉ đồng mỗi ha để xây nhà màng theo công nghệ của Israel. Hiện chưa có tổng kết nhưng tại các tỉnh như Lâm Đồng, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, TP HCM..., nhà màng trồng dưa lưới là mô hình nổi bật về hiệu quả kinh tế.
Theo ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM, trồng dưa lưới mỗi năm cho doanh thu từ 3-4 tỉ đồng/ha, lợi nhuận đạt 25%-30%. Trong khi đó, tại TP HCM, giá trị bình quân mỗi ha đất sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 375 triệu đồng/năm.
Theo chủ các trang trại, mỗi năm, dưa lưới trồng trong nhà màng có thể được 4 vụ, năng suất từ 20-40 tấn/ha, giá bán sỉ tại trang trại hiện từ 25.000-60.000 đồng/kg. Người trồng giỏi, trong 1 năm có thể thu hồi vốn. Còn những người mới vào nghề thì sau 2-3 năm mới bắt đầu có lãi.
Tuy nhiên, hiện nay, khó khăn lớn nhất của người trồng dưa lưới là hạt giống, khâu quyết định trong nông nghiệp hiện đại. Theo ông Nhân, giống dưa lưới đang bán tính theo hạt, phổ biến từ 1.000-2.500 đồng/hạt, những loại giống chất lượng cao có giá 1-2 USD/hạt. Tất cả giống dưa lưới đều nhập khẩu từ Thái Lan, Đài Loan, Nhật Bản... và thủ tục cũng không đơn giản. Những loại giống tốt thường khan hiếm, đứt hàng, tăng giá.
Theo ông Dương Hoa Xô, gần đây, các trung tâm đã nghiên cứu sản xuất giống dưa lưới có giá thành thấp, chất lượng và năng suất ổn định hơn để cung cấp cho thị trường. Bà Hà Thị Loan, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM, cho biết đã nghiên cứu tạo dòng thuần giống dưa lưới phục vụ công tác phát triển giống F1 (hạt giống bán thương mại). Kết quả, đã nghiên cứu tạo dòng thuần và đánh giá khả năng phối hợp của các dòng để hướng tới sản xuất giống lai. Dự kiến, cuối năm 2016, sẽ chọn được dòng thuần có triển vọng để phát triển giống có ưu thế lai.
Theo bà Loan, một số giống dưa lưới nhập khẩu không thích nghi với điều kiện sinh thái nên ra hoa và đậu trái kém... Trong khi đó, chi phí trồng dưa lưới lại khá cao nên nhà vườn không có kinh nghiệm dễ bị thiệt hại.
Dưa lưới Trung Quốc bị xếp dưới
Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang tiêu thụ phần lớn dưa lưới trồng ở TP HCM và các tỉnh lân cận. Tại TP HCM, dưa lưới được tiêu thụ chủ yếu tại hệ thống nhà hàng, khách sạn… Được xếp vào loại trái cây cao cấp nên giá bán lẻ dưa lưới dao động từ 50.000-160.000 đồng/kg, tùy chất lượng và điểm bán. Giữa năm, thị trường thường xuất hiện dưa lưới Trung Quốc giá rẻ, dưới 30.000 đồng/kg. Tuy nhiên, dưa lưới Trung Quốc vẫn chưa kéo giảm được giá dưa lưới Việt Nam do quá chênh lệnh về chất lượng.
Sản phẩm lạ như bơ sáp, cà chua, bí ngô... có trọng lượng từ 1-2kg đến hàng chục kg đang mang lại thu nhập rất tốt cho người nông dân.
Lần đầu tiên, một nông dân Quảng Trị mạnh dạn đưa cây dâu tằm vào trồng đại trà trên diện tích rộng lớn. Ban đầu, nhiều người tỏ ra nghi ngại về hiệu quả, nhưng chỉ vài năm hàng ngàn gốc dâu đã giúp chủ nhân khấm khá...
Nhờ mô hình nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học, vợ chồng ông Võ Phát Nì và bà Dương Thị Kiềng (ngụ ấp 4, xã An Phong, H.Thanh Bình, Đồng Tháp) thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Từ một nông dân bình thường, sau quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, anh Võ Đình Chiến ở Long Bình, Long Mỹ, Hậu Giang đã trở thành tỷ phú nhờ bán cá giống và làm đặc sản cá thát lát, cá sặc rằn.
Mô hình nuôi bồ câu của ông Mai Nhựt Tồn (50 tuổi, ngụ ấp Tân Long, xã Tân Lợi, H.Tịnh Biên, An Giang) đang được người dân quanh vùng học tập vì vốn đầu tư ít nhưng hiệu quả cao.
Cây dừa sáp khi ra quả sẽ cho tỷ lệ sáp cao gấp 3 đến 4 lần so với giống dừa ngoài tự nhiên sẽ mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân.
Hàng chục hộ dân xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương làm giàu nhờ trồng cam sành. Trong đó phải nhắc đến ông Tư Có - người được mệnh danh là “vua cam” của vùng
Mới 25 tuổi nhưng anh Ngô Tùng Sơn (thôn An Mỹ, xã Mỹ Cát, H.Phù Mỹ, Bình Định) đã có thu nhập ổn định gần 150 triệu đồng/năm nhờ nuôi bồ câu.
Lặn lội từ An Giang ra Bắc Giang học hỏi kinh nghiệm, sau 2 năm anh Cao Thanh Tuấn (39 tuổi, ở ấp Cần Thới, xã Cần Đăng, H.Châu Thành) đã thành công với mô hình nuôi vịt trời kết hợp cá lóc.
Những ngày này, anh Ngô Văn Sơn luôn túc trực tại vườn bưởi 1,5 ha của mình ở xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu để theo dõi, chăm sóc những trái bưởi hồ lô đang trong giai đoạn tạo hình, chuẩn bị cho Tết Nguyên đán tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự