Lâu nay, cà cuống gần như bị lãng quên bởi loài côn trùng này đang dần biến mất trong tự nhiên.

Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nhiều nhà vườn trồng chanh tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre đã xử lý ra trái trái vụ cho thu nhập hơn 200 triệu/ha/năm.
Chị Lê Thị Hồng Hạnh, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, trồng hơn 1,2 ha chanh; trong đó, hơn nửa là trồng xen trong vườn dừa. Sau nhiều năm trồng chanh, chị Hạnh nhận thấy, xử lý chanh cho trái vào trái vụ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Vì vào mùa thuận tuy năng suất cao nhưng giá chanh rất rẻ nên thu nhập giảm.
Chị Hạnh cho biết, vào trái vụ, chanh vẫn cho trái nhưng sản lượng thấp, giá chanh trái vụ tăng cao nhiều lần cho với mùa thuận. Do đó, để xử lý chanh ra trái vụ có hiệu quả, vào mùa thuận cây cho trái nhiều, phải chủ động hái bỏ trái tập trung dinh dưỡng cho cây để xử lý ra hoa. Bên cạnh đó, do năm trước bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, cây giảm năng suất, năm nay chị Hạnh chủ động trữ nước tưới cho cây để hiệu quả cao hơn.
Theo chị Hạnh, nếu xử lý đúng cách thì năng suất trái vụ ngang bằng với mùa thuận. Hiện nay, giá chanh từ 20.000-22.000 đồng/kg, trong khi mùa thuận (tháng 8-10 âm lịch) năm 2016, giá chanh chỉ 1.200-2.000 đồng/kg. Với năng suất từ 10-12 tấn/ha/năm đã cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Trôm, địa phương có diện tích đất trồng chanh nhiều nhất tỉnh Bến Tre, hơn 3.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Lương Quới, Bình Hòa và Châu Hòa. Chanh là loại cây cho trái quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 8 - 10 (vụ thuận) và tháng 2 - 4 (trái vụ). Vào trái vụ, giá chanh cao hơn vụ thuận từ 6-7 lần.
Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Trôm cho biết, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho cây chanh, phòng nông nghiệp hỗ trợ cho người dân kỹ thuật xử lý ra hoa trái vụ.
Bên cạnh đó, kêu gọi người dân chủ động trữ nước ngọt để tưới cho cây chanh, tránh bị ảnh hưởng hạn mặn như năm 2016. Mặt khác, khuyến cáo người dân trồng xen chanh trong vườn dừa để tăng hiệu quả thu nhập trên đất vườn dừa.
Tin, ảnh: Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)
Lâu nay, cà cuống gần như bị lãng quên bởi loài côn trùng này đang dần biến mất trong tự nhiên.
Nhiều hộ gia đình ở Cà Mau đã đổi đời nhờ bồn bồn, một loại đặc sản nổi tiếng của vùng Đất Mũi mà trước kia từng bị triệt hạ vì "giành" đất của cây lúa.
Nhiều hộ dân ở thị trấn Rạng Đông (Nam Định) thu lãi cả tỷ đồng một năm nhờ nghề nuôi cá bống bớp đặc sản.
Từ bỏ cơ hội việc làm trên thành phố, chị Nguyễn Thị Linh, 25 tuổi ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh (Hà Nội) đã quyết định trở về quê mở trang trại trồng nấm mỗi năm cho thu lãi trên nửa tỷ đồng.
Mỗi năm cây dừa ra 9-10 buồng và số lượng trái từ 10-12 trái/buồng. Nhẩm tính giá mua tại chỗ của dừa xiêm khoảng 14.000 đồng/trái thì từ 70 cây dừa đang trồng, đã mang về cho ông Tâm số tiền cả trăm triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Thanh Long (H.Long Hồ) là người đầu tiên ở Vĩnh Long mạnh dạn lên liếp 30 ha đất để trồng chuối già Nam Phi xuất khẩu.
Lặn lội quãng đường 700km suốt 7 tháng ròng, từ đỉnh núi Mẫu Sơn sang Sapa học hỏi kỹ thuật nuôi cá hồi, ông Hoàng Văn Tạ, thôn Khuổi Cấp, xã Mẫu Sơn (Lộc Bình, Lạng Sơn) đã thành công với mô hình làm giàu mới trên chính quê hương giá lạnh của mình và thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm.
Ông Nguyễn Văn Tường, xã Phú Bình, huyện Phú Tân, An Giang trồng tre để bán măng, lá và giống thu gần một triệu đồng mỗi ngày.
Từ một nông dân nghèo khó, ít học, ông Đoàn Văn Thi (ngụ Trường Xuân A, H.Thới Lai, TP.Cần Thơ) vươn lên làm giàu, sở hữu 6 ha đất trồng lúa và còn bao tiêu gần 50 ha lúa cho bà con trong vùng.
Những người nuôi ong mật tự nhận mình là "dân du mục", do cuộc sống nay đây mai đó để di chuyển đàn ong đi kiếm nơi có thời tiết và nguồn phấn hoa phù hợp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự