Đến với Nhật Bản vào tháng 7, 8, du khách sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa Bon Odori nhân dịp lễ hội Obon (hay còn gọi là Bon) – lễ Vu Lan của đất nước mặt trời mọc.

Năm 2016, du lịch Việt Nam phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Tuy đặt ra mục tiêu tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỉ đồng nhưng ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thừa nhận năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam vẫn chưa cải thiện nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Nhiều hạn chế
Theo ông Tuấn, nguyên nhân chậm cải thiện năng lực cạnh tranh chủ yếu do nguồn lực phát triển của đất nước còn hạn chế, nhận thức xã hội về vai trò của du lịch chưa đầy đủ, liên kết giữa các bộ ngành, địa phương thiếu chặt chẽ, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Người đứng đầu ngành du lịch cho rằng công tác quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh và an toàn tại một số địa bàn trọng điểm chậm được cải thiện, tình hình vẫn diễn biến phức tạp. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được đầu tư tương xứng, nguồn lực còn hạn chế, bị phân tán.
Bên cạnh đó, hoạt động quảng bá, xúc tiến còn thực hiện theo kế hoạch ngắn hạn, dàn trải, phối hợp công - tư chưa tốt. Công tác xây dựng đề án, quy hoạch định hướng, đề xuất chính sách phát triển mới chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tiễn, chưa có tư duy đột phá chiến lược.
Còn theo nhận định của những chuyên gia trong ngành, sản phẩm du lịch chưa tạo ra đột phá mang tính sáng tạo và giá trị gia tăng cao. Liên kết, hợp tác phát triển du lịch còn yếu và tự phát. Tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển du lịch của nhiều địa phương chưa được khai thác hiệu quả. Tại một số địa phương, doanh nghiệp có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá, trốn thuế.
Quảng bá thua xa Campuchia!
Để thu được 370.000 tỉ đồng, theo ông Tuấn, ngành du lịch có rất nhiều việc phải làm. Trong năm nay, Tổng cục Du lịch sẽ mở rộng thêm diện miễn thị thực cho khách quốc tế. Theo đó, thị thực sẽ không miễn theo quốc tịch mà khách mua tour trọn gói vào Việt Nam sẽ không cần visa. Những công ty du lịch lữ hành tổ chức tốt các tour trọn gói có thể đưa khách quốc tế vào Việt Nam với thủ tục đơn giản hơn. “Ngành du lịch kỳ vọng cú hích này sẽ thu hút khách nhiều hơn” - ông Tuấn nói.
Hiện nay, thị trường khách trọng điểm của Việt Nam là Tây Âu, Nga, Đông Bắc Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm 50% khách du lịch đến Việt Nam; các nước ASEAN (16%). Tuy nhiên, theo Tổng cục Du lịch, sắp tới sẽ đa dạng hóa thị trường, tìm kiếm khách du lịch mới ở Bắc Mỹ, Ấn Độ… Bên cạnh đó, sẽ tăng cường liên kết quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
Ông Tuấn thừa nhận quảng bá, xúc tiến du lịch của Việt Nam thua xa Campuchia. Vì vậy, năm nay, công tác này đòi hỏi phải có những đổi mới mạnh mẽ để nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và hiệu quả. “Tổng cục Du lịch đã chủ động rất nhiều so với các năm trước, như sớm công bố chương trình quảng bá, xúc tiến năm 2016 để các địa phương, doanh nghiệp phối hợp, cùng tham gia” - ông Tuấn nói.
Theo đó, sẽ có những thay đổi đáng kể trong “phân vai”: các bộ ngành quảng bá hình ảnh chung về đất nước, con người Việt Nam, thương hiệu du lịch; các địa phương quảng bá điểm đến; doanh nghiệp xúc tiến bán sản phẩm. Tài chính quảng bá không chỉ từ ngân sách mà khai thác từ các công ty lữ hành, hãng hàng không, đối tác trong và ngoài nước…
Kỳ vọng vai trò của các địa phương
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Tổng cục Du lịch không căng lực lượng vốn rất mỏng của mình cho các hội chợ mà giao lại cho địa phương, như Hà Nội đảm nhận 4 sự kiện lớn tại hội chợ ở Bắc Kinh, Nhật Bản, Pháp và Mỹ. Mỗi hội chợ như vậy, Sở Du lịch TP Hà Nội cam kết chi từ 2-4 tỉ đồng. Mức quảng bá này nhiều hơn bất kỳ sự kiện nào mà Tổng cục Du lịch từng giam gia”.
TP HCM chủ trì tham gia 3 hội chợ du lịch ở Thái Lan, Nga và Đài Loan. Tổng cục Du lịch chỉ chi trả tiền thuê mặt bằng, TP HCM sẽ xây dựng gian hàng và huy động các doanh nghiệp tham gia. Với cam kết như thế, Tổng cục Du lịch chỉ tập trung vào những sự kiện lớn với nguồn đầu tư cao hơn.
Đến với Nhật Bản vào tháng 7, 8, du khách sẽ được chiêm ngưỡng điệu múa Bon Odori nhân dịp lễ hội Obon (hay còn gọi là Bon) – lễ Vu Lan của đất nước mặt trời mọc.
Nằm giữa Thái Bình Dương, cách Tokyo hơn 350km về phía nam, Aogashima - hòn đảo đặc biệt có hơn 200 dân sinh sống trong miệng núi lửa chưa tắt - đã trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho du khách mê khám phá.
Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An và thủ đô Hà Nội nằm trong danh sách 10 địa điểm đẹp nhất để du lịch tại khu vực Đông Nam Á, theo bình chọn đăng ngày 9.11 trên tờ USA Today.
Khu phố cổ xen lẫn những khu phố mới cùng những kiến trúc lộng lẫy, Edinburgh, thủ đô Scotland đang là một điểm đến hấp dẫn du khách mọi thời điểm trong năm.
Với du khách yêu thích điều mới lạ, những điểm đến nổi tiếng nhưng quen thuộc ở Sydney, Melbourne... trở nên nhàm chán. Dẫu vậy, họ vẫn muốn đến Úc. Điều gì đã mê hoặc họ?
Hàng triệu người tập trung trên Vạn Lý Trường Thành hay cảnh chen chúc trên các ga tàu điện ngầm ở Sao Paulo, Manila là những hình ảnh khiến người xem cũng phải nghẹt thở.
Tôi quyết định đến Jeju (Hàn Quốc) trước tiên phải “thú nhận” là vì bị hấp dẫn bởi giá quảng cáo trên trang web nhommua.com của Agribank Tour. Vé được giao tận nơi với mức giảm đến 52% với giá gốc là 2.685.000 đồng, tức chỉ còn 1.290.000 đồng. Vé máy bay khứ hồi 550 đô la Mỹ, tức khoảng 11.825.000 đồng. Nếu kể cả tiền tip được ấn định rạch ròi trước, cả chuyến du lịch đến Jeju trong ba ngày, hai đêm, tôi sẽ chỉ tốn khoảng 13,5 triệu đồng.
Cách thủ đô Tokyo khoảng 5 giờ tàu lửa, thành phố Takayama - trái tim tinh khiết của Nhật Bản, trong năm qua đã thu hút hàng triệu du khách thế giới. Điều gì khiến Takayama trở nên đặc biệt?
Đứng trên những vách đá thẳng đứng trải dài tít tắp, phóng tầm mắt ra đại dương bao la trước mặt, ai cũng có cảm giác mình đang ở nơi tận cùng thế giới.
Nếu có một kỳ quan thứ tám của thế giới, hẳn nhiên sẽ có tên Lencois Maranhenses. Đó là nhận định của những ai đã từng đặt chân đến công viên quốc gia nơi có sa mạc duy nhất tại Brazil.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự