tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xi măng Việt lo mất thị phần xuất khẩu vào tay Trung Quốc, Thái Lan

  • Cập nhật : 08/09/2015

(Tin kinh te)

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 8 tháng năm 2015 xuất khẩu clanke và xi măng giảm 25,4%. Dự kiến năm 2018 khi một số dây chuyền sản xuất xi măng của các nhà máy đi vào hoạt động, nguồn cung tăng khiến ngành gặp áp lực cung vượt cầu.

xi mang viet lo mat thi phan xuat khau vao tay trung quoc, thai lan

Xi măng Việt lo mất thị phần xuất khẩu vào tay Trung Quốc, Thái Lan


Theo báo cáo của Bộ Công Thương, trong tháng 8 clanke và xi măng sản xuất 5,9 triệu tấn tăng 102,8% so với tháng trước và tăng 116,9% so với cùng kỳ năm 2014. 

Trong đó clanke và xi măng xuất khẩu ước thực hiện trong tháng 8 là 1,4 triệu tấn, trị giá 58 triệu USD. Ước xuất khẩu thực hiện 8 tháng năm 2015 là 10,9 triệu tấn, trị giá 471 triệu USD, giảm 3,7 triệu tấn về số lượng và giảm 159 triệu USD về trị giá so với cùng kì năm 2014. Như vậy nguồn cung xi măng trong nước còn 4,5 triệu tấn. Liệu lượng xi măng này có tiêu thụ hết trong nước?

Trao đổi với Vinanet, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam Nguyễn Quang Cung cho biết: “Từ mấy năm nay nhà sản xuất đã ước lượng được mức tiêu thụ để cân đối trong sản xuất nên lượng tồn khô không nhiều. Xi măng chủ yếu tiêu thụ trong nước. Trung bình một tháng cả nước có khoảng 2 triệu tấn clanke và 500.000 tấn xi măng tồn kho. Lượng tồn kho này không đáng lo ngại. Trên thế giới một tháng có khoảng hơn 40 triệu tấn tồn kho”.

Tuy nhiên, khi được hỏi thời gian tới một số nhà máy đưa thêm dây chuyền sản xuất, ngành xi măng có gặp áp lực trong cung vượt cầu, ông Cung cho rằng hiện ngành chưa có áp lực. Ông Cung nói: “Thực chất đến nay chưa có thêm dây chuyền nào, dây chuyền của nhà máy Sông Lam 2 mới chuẩn bị đưa vào sản xuất. Tôi nghĩ, từ cuối năm 2017 đến 2018 ngành xi măng sẽ gặp khó khăn, áp lực trong tiêu thụ do thừa cung bởi có thêm một số nhà máy đưa dây chuyền sản xuất mới”.

Bên cạnh đó,  xuất khẩu xi măng của Việt Nam còn gặp khó khăn do giá xi măng xuất khẩu của Trung Quốc và Thái Lan rẻ hơn. Đồng thời một số thị trường quen của Việt Nam hiện đã tự sản xuất được xi măng, không nhập từ Việt Nam nên số lượng xuất khẩu xi măng năm nay giảm nhiều. Doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam luôn đẩy mạnh tiêu thụ thị trường trong nước, chỉ xuất khẩu khi lượng xi măng tồn kho nhiều bởi chi phí vận chuyển tốn kém, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp không cao.

Hải Yến
Theo Vinanet

Trở về

Bài cùng chuyên mục