Việt Nam nằm trong nhóm bốn nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil; đồng thời xuất khẩu đứng thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Italy.

Tại cuộc họp mới đây với các bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương xây dựng Đề án nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Mục tiêu Đề án Chiến lược này, theo Phó Thủ tướng, là nhằm khẳng định chủ trương, tạo chính sách phát triển năng lượng tái tạo, thúc đẩy bảo tồn năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu BĐKH, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KTXH và phát triển bền vững.
Theo các nghiên cứu, đánh giá, các nguồn năng lượng tái tạo có nguồn tài nguyên lớn nhất và tiềm năng phát triển ở Việt Nam là thủy điện, năng lượng gió, mặt trời và địa nhiệt.
Tổng tiềm năng kỹ thuật thủy điện vào khoảng 120 tỉ kWh, với công suất tương ứng khoảng 25.000-30.000 MW; năng lượng sinh khối (chất thải nông nghiệp, chăn nuôi...) có tiềm năng khoảng 58 triệu TOE; năng lượng gió có thể phát triển khoảng 20.000-40.000 MW; năng lượng mặt trời ở hầu hết lãnh thổ có thời gian trên 2.000 giờ nắng mỗi năm, đạt 1.200 MCal/m2.
Hiện trạng, tổng nguồn năng lượng tái tạo của Việt Nam hiện đạt khoảng 15,6 triệu TOE, chiếm 25% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp. Trong đó chủ yếu là thủy điện với 16% tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp.
Việc phát triển và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch là xu hướng rõ rệt trên thế giới. Ở Việt Nam, chủ trương này đã được Chính phủ khẳng định từ lâu và việc hình thành các cơ chế, chính sách phục vụ cho thị trường năng lượng tái tạo cũng đang được đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo, trong việc hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu và nội dung Chiến lược, các cơ quan xây dựng chú ý so sánh với định hướng phát triển năng lượng tái tạo của thế giới, các vấn đề công nghệ mới, liên quan tới suất đầu tư. Từ đó, xây dựng những mục tiêu khả thi, đẩy mạnh được nhận thức, quan tâm đầu tư đối với lĩnh vực năng lượng có nhiều tiềm năng này.
Cùng với đó, vấn đề quan trọng là xây dựng định hướng chính sách phải nêu rõ quan điểm về sự ưu tiên trong hình thành, phát triển thị trường, trong quy hoạch và kế hoạch phát triển năng lượng tái tạo, các chính sách giá hỗ trợ và bảo đảm đầu tư, chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính cho các dự án...
Việt Nam nằm trong nhóm bốn nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil; đồng thời xuất khẩu đứng thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Italy.
Vốn là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay gọi là Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), được điều chuyển sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) đang có những dấu hiệu phục hồi sau nhiều năm tháng ngấp nghé trên bờ vực phá sản.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể vừa yêu cầu Ban quản lý đầu tư các dự án đối tác công – tư (PPP) chuẩn bị sẵn phương án thay thế Ban quản lý dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận trong trường hợp dự án này vẫn không có tiến triển gì trong thời gian tới.
Dù đánh giá rất cao về sức lan tỏa của cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam," nhưng một định nghĩa chuẩn để phân biệt đâu là hàng "Made in Việt Nam" vẫn còn thiếu câu trả lời.
Không chỉ được biết đến là nhà đầu tư bất động sản tiên phong với các dự án cao cấp tiêu chuẩn quốc tế về khu đô thị, khách sạn, trung tâm thương mại…, Tập đoàn Bitexco còn nổi danh là doanh nghiệp tư nhân đầu tư rất nhiều công trình thủy điện, chinh phục muôn vàn khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua tại các địa bàn miền núi vô cùng hiểm trở
Ngày 25.8, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tổ chức hội thảo “Các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác hệ thống cảng Cái Mép-Thị Vải (CM-TV) và phát triển dịch vụ Logistics tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” với sự tham dự của lãnh đạo Bộ GTVT, Cục Hàng hải VN, Hiệp hội Đại lý và Môi giới hàng hải VN…
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh có tác động lớn làm thay đổi mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh điện, nên cần có bước đi thận trọng và năm 2019 mới chính thức vận hành thị trường.
Việc "gã khổng lồ" Samsung rót thêm 3 tỷ USD vào KCN Yên Phong (Bắc Ninh) đã nâng tổng vốn FDI vào Việt Nam 8 tháng bật tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2014.
Ngoại trừ các ngành hàng sản xuất xuất khẩu lệ thuộc vào nguyên liệu nhập như cao su, hạt điều, đồ gỗ thì hầu như tất cả các ngành hàng nông - thủy sản khác các DN Việt đều đã được hưởng lợi.
Theo Bloomberg với giá dầu đang ở mức thấp nhất trong 6 năm qua như hiện nay, các nhà sản xuất dầu cần phải tìm ra khoảng 500 tỉ USD để trả nợ mới mong tồn tại được. Trong năm qua, số lượng trái phiếu với lãi suất 10% hoặc cao hơn của các công ty dầu khí bán ra đã tăng gấp 3 lần. Đây là một dấu hiệu đáng buồn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự