Vụ doanh nghiệp da giày lao đao vì kiểm dịch da thuộc, Hiệp hội da giày VN có văn bản phản đối, trưa 4-12, Cục Thú ý vừa đề nghị dừng kiểm dịch da thuộc.

Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để phát triển năng lượng gió. Thực tế, chi phí đầu tư nguồn năng lượng này cao, trong khi việc phát triển thương mại năng lượng gió gặp nhiều bất cập.
Ngày 24 và 25/9, Bộ Công Thương tổ chức sự kiện “Đối thoại Công - Tư APEC về Phát triển Năng lượng Gió” tại Hà Nội. Tại buổi đối thoại, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết, trong bối cảnh như trên, năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng là những nguồn năng lượng tiềm năng, góp phần đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững cho các nền kinh tế.
Nhu cầu ngày càng lớn của nhiều nền kinh tế trong khu vực về sử dụng năng lượng tái tạo. Trong đó, năng lượng gió đã được ghi nhận một cách rõ ràng bởi cả Chính phủ và các doanh nghiệp. Lợi thế của năng lượng gió so với các nguồn năng lượng truyền thống khác là nguồn cung sẵn có, dồi dào, có thể tái tạo, bền vững và thân thiện với môi trường, giá cả cạnh tranh nếu được sản xuất trên quy mô lớn.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú chia sẻ, để có thể hiện thực hóa việc đưa năng lượng gió vào sản xuất và sử dụng phổ biến trên quy mô đại trà trong khu vực, Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể như, năng lượng gió phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và vị trí địa lý nên mang tính bất ổn cao.
Trong khi, phát triển năng lượng gió cần chi phí đầu tư, duy tu, bảo dưỡng thiết bị còn cao và chưa phổ biến. Chuỗi cung ứng trên thị trường, phục vụ việc sản xuất nguyên liệu đầu vào và phát triển thương mại về năng lượng gió còn gặp nhiều bất cập. Hơn nữa, tâm lý người tiêu dùng về tính ưu việt, thân thiện với môi trường của việc sử dụng năng lượng gió chưa được thuyết phục.
Thứ trưởng Tú cho rằng, những nhân tố này đã và đang khiến cho việc áp dụng rộng rãi năng lượng gió còn gặp nhiều khó khăn trên bình diện thế giới nói chung và trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
Do đó, nhằm giải quyết một cách hiệu quả những thách thức trên, Chính phủ và khu vực tư nhân cần cùng chung tay hợp tác nhằm tháo gỡ những khó khăn, tối đa hoá hiệu quả của các chương trình đầu tư vào năng lượng gió là nhân tố quan trọng.
Chính phủ Việt Nam sẽ tăng cường đầu tư vào các chương trình quốc gia, xác định và thực thi các chiến lược, kế hoạch và chính sách khuyến khích việc sản xuất và phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng gió. Việc này nhằm tháo gỡ khó khăn giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc đầu tư nhiều hơn vào năng lượng gió.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú, phía cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực đề xuất những sáng kiến của mình, chung tay với Chính phủ cả về mặt kỹ thuật, sáng tạo và đầu tư nguồn tài chính nhằm phát triển ngành năng lượng quan trọng này. Như vậy, năng lượng gió sẽ sớm trở thành một trong những nguồn năng lượng tái tạo thay thế hiệu quả, bền vững và ổn định.
Các nhà lãnh đạo APEC đã đặt mục tiêu giảm cường độ tiêu thụ năng lượng trong khu vực thêm 45% vào năm 2035, cũng như đẩy nhanh việc phấn đấu để các thành viên APEC sớm trở thành nền kinh tế các-bon thấp. Thời gian qua, chương trình hợp tác APEC về năng lượng ngày càng đa dạng, sôi động, thiết thực và được dành nhiều ưu tiên. Tại Hội nghị Cấp cao APEC năm 2014, Việt Nam đã đồng ý phối hợp với Hoa Kỳ về việc tham gia chương trình rà soát các biện pháp trợ cấp đối với năng lượng hoá thạch, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.
(Theo Trung tâm thông tin CN& TM Bộ Công Thương)
Vụ doanh nghiệp da giày lao đao vì kiểm dịch da thuộc, Hiệp hội da giày VN có văn bản phản đối, trưa 4-12, Cục Thú ý vừa đề nghị dừng kiểm dịch da thuộc.
Hiệp hội da giày VN vừa có văn bản gởi các bộ phản đối về việc đưa da thuộc vào áp dụng kiểm dịch thú y.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết từ năm 2014 đến năm 2015, cả nước có hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác như cây ăn trái, khoai mì, tiêu, điều.
Giá cao su đang ở mức thấp nhất trong lịch sử và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trong thời gian tới.
Thông tin không chính xác là Việt Nam tồn kho cà phê số lượng lớn và niên vụ 2015-2016 được mùa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu.
"Tuy là máy mới nhưng máy do Trung Quốc sản xuất thì chỉ xài 2-3 năm là đã “rệu rã” rồi!” - ông Đỗ Phước Tống, Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Chính phủ không thể có những ưu đãi bằng cách góp tiền hay bơm vốn cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam vì có nguy cơ vi phạm các hiệp định quốc tế, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương chia sẻ với chúng tôi
"Không ai hiểu thị trường Việt Nam hơn doanh nghiệp Việt Nam. Có nhiều dịch vụ mà doanh nghiệp logistics nước ngoài chưa thể khai thác được như doanh nghiệp Việt Nam, như kê khai thủ tục hải quan, khai thuế,…"
Thị phần tôn mạ nhập khẩu chiếm tới 57% và các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ còn chiếm 43%, giảm 20% so với năm 2013. Như vậy, các daonh nghiệp sản xuất trong nước sẽ bị thiệt hại khoảng 9.351 tỷ đồng trong năm 2015 do tôn giả.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự