Tổng cục Thống kê cho biết tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2016 là 70%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như sản xuất kim loại đúc sẵn, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.

Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2015 ngành sữa Việt Nam đã ghi nhận mức sản lượng sản xuất sữa các loại cao nhất từ trước đến nay, với 97.3 nghìn tấn sữa bột và 1,103.8 triệu lít sữa tươi.
Thực tế, tiềm năng tiêu thụ của thị trường sữa Việt Nam được đánh giá còn rất lớn. Theo dự báo của Euromonitor International, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, trong những năm tới ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng 9%/năm và đạt mức 27-28 lít sữa/người/năm vào năm 2020, nhờ vào một số yếu tố sau:
(1) Dân số đông: Việt Nam là quốc gia đông dân với quy mô hơn 91 triệu dân trong năm 2015 và tốc độ tăng trưởng trung bình là 1.2%/năm.
(2) Thu nhập bình quân tăng: Bình quân từ năm 2008 đến năm 2014 tỷ lệ tăng trưởng GDP/người của Việt Nam khoảng 14.8%/năm và thu nhập bình quân đầu người bình quân tăng 17.7%/năm. Trung bình cả nước có thu nhập bình quân đầu người tính đến năm 2014 là 2.64 triệu VNĐ/tháng.
(3) Mức sống đang tăng: Cùng với sự gia tăng trong thu nhập, mức sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao, thể hiện ở mức chi tiêu bình quân mỗi người có xu hướng gia tăng qua các năm.
Nguồn: Tổng Cục Thống Kê, Vietdata tổng hợp
Tổng cục Thống kê cho biết tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2016 là 70%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao như sản xuất kim loại đúc sẵn, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu.
Biên lợi nhuận gộp của các công ty hóa chất ở Vinachem luôn duy trì ổn định ở mức khoảng 20%.
Bất động sản, cảng biển và bao bì tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng tốt và hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do; El Nino chấm dứt mở ra cơ hội phục hồi về cuối năm cho các doanh nghiệp thủy điện...
Doanh nghiệp chế biến dăm gỗ xuất khẩu đang lâm cảnh khó khăn, điêu đứng vì giá lao dốc, lệ thuộc quá nhiều thị trường Trung Quốc.
Đã qua rồi thời hoàng kim ở nơi “ngọn cờ” của phong trào “giấc mơ ô tô Việt – Vinaxuki”. Nay nhà máy chỉ còn khoảng 10 công nhân xử lý nốt một số công việc của những chiếc xe cuối cùng.
Theo WB, do chi phí lương sẽ tăng lên nên lợi thế nhân công giá rẻ, tay nghề thấp trong ngành dệt may của Việt Nam sẽ dần mất đi.
Trải qua 6 tháng đầu năm 2016, các sản phẩm thép tăng trưởng mạnh cả về tiêu thụ và sản xuất, với mức tăng trưởng trên 35%, riêng thép xây dựng tăng trưởng gần 30%. Tuy nhiên, bước sang quý III này, lượng thép tiêu thụ và giá đều giảm, khiến cho một số doanh nghiệp chuyên cán thép gặp khó.
Tại các chợ sỉ lẻ của TP. Hồ Chí Minh, ước có trên 65% là hàng Trung Quốc, Thái Lan ở mọi phân khúc, số lượng đa dạng, giá rẻ hơn hàng Việt từ 15% – 30%.
Phát triển cụm liên kết ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DN là lựa chọn chính sách của nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), trong 6 tháng đầu năm 2016, tuy phải đối mặt với khó khăn trong nuôi trồng và khai thác thủy sản do hạn hán, xâm nhập mặn; sự cố môi trường xảy ra ở 4 tỉnh ven biển miền Trung, ngành thủy sản vẫn duy trì được kết quả sản xuất tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự