Nếu không có gì thay đổi, nước Mỹ sẽ ngưng sử dụng loại bóng đèn dây tóc thông thường và bóng halogens kể từ ngày 1/1/2020 bởi những loại này tiêu hao nhiều điện năng.

Đầu tháng 5 này, Thụy Sĩ vừa phát động chiến dịch tiết kiệm năng lượng tầm quốc gia mang tên Energy Challenge 2019.
Trong năm 2019, giá điện tại Thụy Sĩ dùng cho các hộ gia đình đã tăng nhẹ. Ảnh minh họa: Energyinnovationdays
Đầu tháng 5 này, Thụy Sĩ vừa phát động chiến dịch tiết kiệm năng lượng tầm quốc gia mang tên Energy Challenge 2019 với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả năng lượng và năng lượng sáng tạo, đồng thời khuyến khích người dân tiết kiệm năng lượng một cách có ý thức.
Do các doanh nghiệp Thụy Sĩ thực hiện cùng sự hỗ trợ của Chương trình Năng lượng Thụy Sĩ SuisseEnergie, Energy Challenge 2019 phát huy thành công của chiến dịch từng được thực hiện năm 2018.
Energy Challenge 2018 đã đề ra mục tiêu tiết kiệm 30 triệu kWh điện nhờ các mẹo sử dụng năng lượng dễ áp dụng, chẳng hạn như tắt đèn khi rời khỏi phòng hoặc đạp xe thay vì đi ô tô ở những khoảng cách ngắn.
Người Thụy Sĩ đã vượt xa mục tiêu đề ra: trong vòng 6 tháng cuối năm 2018, hơn 80.000 lời khuyên đã được thực hiện trên khắp cả nước để đạt được tiết kiệm năng lượng. Năng lượng tiết kiệm đạt 46,7 triệu kWh đã được ghi nhận.
Giám đốc SuisseEnergie, ông Patrick Kutschera nói: “Các nhà tổ chức chiến dịch rất hài lòng khi thấy người dân Thụy Sĩ, bất kể tuổi tác, giới tính hay khu vực sinh sống, đã đạt và vượt mục tiêu tiết kiệm 30 triệu kWh mà Energy Challenge 2018 từng đặt ra. Một bộ phận lớn người dân dường như đã nhận ra rằng tiết kiệm năng lượng không nhất thiết đi kèm với việc mất đi sự thoải mái và những thay đổi nhỏ có thể cho phép tiết kiệm lớn, đầy hiệu quả. Đi xe đạp thay vì ô tô để đến cửa hàng cách nhà 500 mét không chỉ cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu mà còn có thể giúp bạn tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tiền".
Các kết quả của Energy Challenge cần được phát huy, với các nỗ lực không ngừng. Với việc khởi động Energy Challenge 2019 vào tháng 5 này, Thụy Sĩ kêu gọi người dân tiếp tục nỗ lực tiết kiệm năng lượng.
Ông Jules Pikali, cố vấn năng lượng của chiến dịch Energy Challenge nhấn mạnh : “Tiết kiệm năng lượng là một nhiệm vụ lâu dài. Chúng ta phải thường xuyên thúc đẩy bản thân, chống lại những thói quen xấu”.
“Tiết kiệm năng lượng ư, làm vậy chẳng có tác dụng gì !”, “Tôi chẳng có thời gian làm những việc như thế !”, “Thụy Sĩ quan tâm đến môi trường nhiều hơn so với những nước khác rồi!” hay “Trông tôi có giống người đấu tranh vì môi trường không?"...
Đó là những câu trả lời thường thấy khi vấn đề tiết kiệm năng lượng được đề cập. Đấy là còn chưa nói đến rất nhiều điều sai sự thật hay “một nửa sự thật” vẫn tồn tại xung quanh chủ đề tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày.
Các nhà tổ chức chiến dịch Energy Challenge đã thống kê những lý lẽ mà nhiều người dân đưa ra khi tuyên bố không muốn tiết kiệm năng lượng và những thực tế liên quan. Theo đó, người ta thường thấy những lý lẽ như: “Chi phí cho điện ít ỏi thế thì làm thế nào mà tiết kiệm nữa !”.
Theo Ủy ban Điện lực liên bang Thụy Sĩ, thực tế trong năm 2019, giá điện tại nước này dùng cho các hộ gia đình đã tăng nhẹ. Mỗi hộ gia đình trung bình trả 20,5 xen (khoảng 5.000 VND/1kWh). Các chuyên gia năng lượng khẳng định, tiết kiệm điện là việc đáng làm.
Cũng theo Ủy ban Điện lực, một hộ gia đình Thụy Sĩ chi trung bình 923 franc/năm cho việc tiêu thụ điện trong khi Quỹ Năng lượng Thụy Sĩ (SES) ước tính tiềm năng tiết kiệm của mỗi hộ gia đình là 50% ! Ai mà chẳng muốn có thêm 450 franc trong tài khoản ngân hàng của mình ?
Ngoài ra, việc từ bỏ thói quen để thực hành tiết kiệm cũng cần được lưu ý. Ước tính Thụy Sĩ có thể tiết kiệm 170 triệu franc/năm nếu mỗi người dân tắt tất cả các thiết bị điện tử của mình, thay vì để chúng ở chế độ chờ.
Có những người lại cho rằng: "người dân Thụy Sĩ quan tâm đến môi trường" bởi những hồ nước trong veo trên núi, không khí trong lành của Thụy Sĩ có thể đủ để tạo ấn tượng về một môi trường thiên nhiên thanh bình. Theo nghiên cứu của Cơ quan Môi trường liên bang, 58% dân số Thụy Sĩ tin rằng hành vi liên quan đến lĩnh vực sinh thái của họ là trên mức trung bình.
Nhưng trong thực tế, các tác giả của nghiên cứu cho rằng người Thụy Sĩ "đánh giá hành vi với môi trường của họ quá cao một cách có hệ thống". Lại có những người cho rằng: "Thụy Sĩ không thể khiến mọi thứ thay đổi nếu các quốc gia khác chẳng giảm mức tiêu thụ năng lượng của họ".
Trong một thế giới toàn cầu hóa, Thụy Sĩ cũng có một phần trách nhiệm của mình: nhiều sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài với chi phí năng lượng cao được tiêu thụ trên lãnh thổ Thụy Sĩ; 95% mức tiêu thụ năng lượng của Thụy Sĩ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ở nước ngoài sau đó sẽ được nhập khẩu vào Thụy Sĩ.
Ngoài ra, phần lớn năng lượng này đến từ các nguồn không tái tạo được. Bởi vậy, việc lựa chọn các sản phẩm tiêu thụ cũng nói lên nhiều điều.
Theo Giám đốc SuisseEnergie, bằng cách "bỏ phiếu" cho chiến lược năng lượng năm 2050, Thụy Sĩ đã đặt nền móng từ năm 2017 cho một tương lai năng lượng, trong đó có việc từ bỏ năng lượng hạt nhân, thúc đẩy năng lượng tái tạo và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.
Thụy Sĩ cũng đặt mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và phát triển việc sử dụng năng lượng tái tạo tại chỗ. Điều này sẽ tạo ra việc làm và đầu tư ở Thụy Sĩ.
Các chuyên gia năng lượng khẳng định, việc thực hiện chiến lược năng lượng 2050 này không phải là một nhiệm vụ dành riêng cho một vài nhà tiêu dùng lớn hoặc các nhà cung cấp năng lượng.
Chiến lược đòi hỏi sự cam kết lâu dài của toàn dân. Sự tham gia rộng rãi vào chiến dịch tiết kiệm năng lượng, đặc biệt trong giới trẻ, cũng cho thấy năng lượng là vấn đề quan tâm của người dân. Do đó, việc thông tin tới người dân về chủ đề năng lượng sẽ vẫn là một vấn đề quan trọng trong tương lai./.
HOÀNG HOA - Phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ
Nguồn: BNEWS/TTXVN
Nếu không có gì thay đổi, nước Mỹ sẽ ngưng sử dụng loại bóng đèn dây tóc thông thường và bóng halogens kể từ ngày 1/1/2020 bởi những loại này tiêu hao nhiều điện năng.
Một Tầm nhìn năng lượng đã được Liên đoàn doanh nghiệp Bỉ đưa ra trong mục tiêu hướng tới một nền năng lượng xanh, hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn.
Sử dụng điện tiết kiệm đang là một vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới coi trọng.
Theo số liệu của Cục thống kê TP Hà Nội vừa công bố, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của TP ước tính tháng 1 chỉ bằng 98,1% so tháng trước. Đây là quy luật của hầu hết các năm, tháng đầu tiên năm sau đều giảm mạnh so với tháng cuối năm trước.
Tình trạng dư thừa thép không gỉ tại Trung Quốc sau khi Indonesia mở rộng công suất sản xuất đang đe dọa không chỉ các nhà máy thép không gỉ trên toàn cầu mà cả các nhà sản xuất nickel – nguyên liệu sản xuất thép không gỉ.
Ngành dệt may đang tận dụng được nhiều lợi thế với kết quả kinh doanh rất tích cực.
Ngành dệt may của Việt Nam là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Việt Nam cần một sự minh bạch trong trung và dài hạn cho cơ chế định giá năng lượng tái tạo.
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại Hội thảo “Triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra ngày 5/9, tại Hà Nội.
Thị trường quá biến động, mỗi khi một vị tổng thống nào đó đàm phán, giá cả nguyên vật liệu lại tăng lên hoặc giảm xuống
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự