Nhật Bản muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ô tô, chế biến nông sản và đặc biệt là năng lượng tái tạo.

Thanh tra Bộ Xây dựng vừa tiến hành Quyết định thanh tra công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ga hành khách T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và dự án mở rộng nhà ga hành khách T1-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư.
Theo nguồn tin riêng của Báo Xây dựng, đoàn thanh tra sẽ do ông Chu Hồng Uy, Phó Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng làm trưởng đoàn có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của ACV đồng thời phát hiện những vướng mắc, tồn tại của cơ chế chính sách để đề nghị bổ sung, sửa đổi; kiến nghị xử lý các tổ chức, cá nhân có sai phạm (nếu có).
Dự án xây dựng nhà ga hành khách T2 được khởi công ngày 4/12/2011 do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản. Nhà ga hành khách T2 Nội Bài do liên danh nhà thầu Taisei-Vinaconex thi công, đơn vị tư vấn là JAC (Janpan Airport Consultant).
Dự án có diện tích sàn 139.216 m2 gồm 4 tầng (không kể tầng hầm phục vụ kỹ thuật). Tầng 1 dành cho hành khách đến quốc tế. Tầng 2 dành cho hành khách đi (nối chuyến) và đến quốc tế. Tầng 3 dành cho hành khách đi quốc tế. Tầng 4 phòng chờ hạng thương gia và khu dịch vụ thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải đã chính thức khánh thành đưa vào sử dụng dự án nhà ga hành khách T2-Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài vào ngày 5/1/2015. Công trình có công suất phục vụ ngày cao điểm đáp ứng phục vụ 30.000 hành khách với 230 lượt cất hạ cánh; giờ cao điểm đáp ứng phục vụ 3.000 hành khách với 23 lượt cất hạ cánh. Công suất đáp ứng 10 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2015 đến 2020) và 15 triệu hành khách/năm (giai đoạn 2020 đến 2030).
Dự án mở rộng nhà ga hành khách T1-Nội Bài được khởi công từ ngày 5/4/2012 và hoàn thành vào 29/12/2013. Dự án được triển khai bằng nguồn vốn đầu tư phát triển của ACV với tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, có công suất đáp ứng 3 triệu hành khách/năm, gồm 5 cửa đi và 2 cửa đến. Tổng diện tích sàn xây dựng 25.000m2, gồm 3 tầng và một tầng lửng. Công trình T1 mở rộng ký hiệu là sảnh E, kết nối với sảnh A nhà ga T1 đang khai thác thông qua hành lang kín có kiểu dáng kiến trúc tương đồng, tạo công năng sử dụng hài hòa và thông thương giữa hai khối công trình thành một khối thống nhất.
Nhật Bản muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ô tô, chế biến nông sản và đặc biệt là năng lượng tái tạo.
Tổng doanh thu của các nhà máy điện trực tiếp tham gia thị trường phát điện cạnh tranh trong ba năm đạt 189.429 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ các nhà máy tuabin khí chiếm 40,85%.
Sự phát triển như vũ bão của tập đoàn Samsung tại Việt Nam đã thu hút hệ thống 80 nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng đến từ 9 quốc gia.
Bộ Công Thương dự báo năm 2016 nhu cầu than sẽ tăng cao, do vậy cần tập trung sản xuất than đáp ứng nhu cầu của các nhà máy nhiệt điện.
Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất chuẩn bị nâng công suất lên 8,5 triệu tấn/năm. Vì sao phải mở rộng nhà máy trong bối cảnh hiện nay?
Trong 8 tháng qua, cả nước vẫn còn 16 tỉnh, thành phố không thu hút được dự án FDI nào...
Mặc dù có rất nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển công nghiệp ô tô, song giấc mơ về một chiếc ô tô Việt lại ngày càng trở nên xa vời. Giấc mơ ấy sẽ lại càng khó để có thể trở thành hiện thực khi từ năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực sẽ về 0%.
Không phải thời điểm nào Việt Nam cũng trải chiếu hoa mời nhà đầu tư đến bằng mọi giá.
Chiến lược đề ra cho ngành gỗ là hết năm 2015 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD, hết năm 2020 đạt 10 tỷ USD. Tuy nhiên, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vẫn đạt khoảng 3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2014.
Trước hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và sẽ được ký kết, các DN logistics trong nước phải tìm cách nâng cao năng lực, cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm dịch vụ mới...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự