Bộ Tài chính cho biết, tăng thuế suất tài nguyên đất thêm 5% là cần thiết để khuyến khích ngành vật liệu xây dựng tận dụng nguồn thải công nghiệp cho sản xuất.

Quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tân Sơn Nhất vừa được phê duyệt nhằm khắc phục một phần tình trạng quá tải tại sân bay lớn nhất Việt Nam.
Quy hoạch điều chỉnh giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định sẽ không nâng cấp hay xây mới đường cất hạ cất hạ cạnh tại sân bay Tân Sơn Nhất mà chỉ tập trung mở rộng nhà ga để đạt công suất 25 triệu khách mỗi năm.
Bên cạnh đó, hệ thống sân đỗ sẽ được nâng cấp để nâng số vị trí đỗ máy bay lên 82, gồm 54 cho hàng không dân dụng và 28 vị trị đỗ của hàng không lưỡng dụng.Theo tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), để khai thác với công suất 25 triệu hành khách mỗi năm, sân bay cần khoảng 60 - 70 vị trí đậu máy bay các loại, song Tân Sơn Nhất hiện chỉ có 40 vị trí.
Sân bay lớn nhất nước cũng đã lâm vào cảnh quá tải nhà ga hành khách khi hai ga quốc tế và quốc nội công suất tối đa hiện giờ cũng chỉ đáp ứng cho 20 triệu khách nhưng năm 2014 đã có trên 22 triệu người thông qua.
Trước khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tháng 6 vừa qua, câu chuyện mở rộng Tân Sơn Nhất cũng đã được tranh luận rất nhiều. Tuy nhiên, báo cáo của ngành giao thông khẳng định công suất tối đa sau khi cải tạo nâng cấp cũng chỉ có thể phục vụ được 25 triệu khách mỗi năm.
Do vậy, ngay cả khi hoàn thành mở rộng, nâng cấp nhà ga, sân đỗ theo quy hoạch này thì đến năm 2017, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã được dự báo sẽ quá tải từ công suất khai thác của đường cất hạ cánh, sân đậu máy bay, nhà ga hành khách lẫn quá tải về vùng trời, hạ tầng giao thông tiếp cận...
Trong khi đó, nếu mọi công việc chuẩn bị chuẩn bị suôn sẽ và tiến độ đầu tư được đảm bảo thì cũng phải đến năm 2023, sân bay Long Thành giai đoạn đầu với công suất 25 triệu khách mới đi vào sử dụng.
Bộ Tài chính cho biết, tăng thuế suất tài nguyên đất thêm 5% là cần thiết để khuyến khích ngành vật liệu xây dựng tận dụng nguồn thải công nghiệp cho sản xuất.
Đã có hàng nghìn lý do khác nhau được đưa ra khi có yêu cầu báo cáo giải trình về trách nhiệm làm “đội vốn” các dự án giao thông.
Hơn 30 vạn tấn quặng sắt và mangan đang tồn ở Hà Giang dẫn đến hàng nghìn công nhân mất việc làm, máy móc tiền tỷ hoen gỉ theo thời gian, nguồn thu của tỉnh giảm bớt đáng kể… Vậy nguyên nhân tồn là do đâu?
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định, Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông cũng như logistics, theo hướng đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Vinacomin đã sụt giảm tới 2,5% lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2014. Trong khi thuế phải nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng chừng hơn hai lần. Lương người lao động chỉ tăng 13% sau 4 năm mặc dù năng suất lao động liên tục tăng lên.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề xuất bắt đầu nghiên cứu khả thi ngay trong tháng này.
Phát biểu tại lễ khai mạc ASEM tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Thăng cho biết: Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông cũng như logistics...
Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất đối với tài nguyên sắt thêm 2%. Trong khi, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thêm 8% thuế suất đối với kim loại này.
Đây là quan điểm được Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra trong báo cáo nhận định triển vọng TTCK tháng 9/2015.
Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế xuất khẩu đất hiếm để hạn chế xuất khẩu khoáng sản quý hiếm này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự