Lượng thép nhập khẩu tăng vọt thời gian qua (chủ yếu từ thị trường Trung Quốc) đã gây áp lực rất lớn đến năng lực sản xuất thép trong nước, đặc biệt với thép xây dựng.

Nhà máy Nhựa Bình Minh Long An đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 với tổng diện tích dự án gần 156 nghìn mét vuông, khá thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh khu vực miền Tây, Đông Nam Bộ.
Nhựa Bình Minh (BMP) là một trong những doanh nghiệp sản xuất nhựa hàng đầu Việt Nam. Tuy vậy, công ty đang phải đối mặt với không ít khó khăn như tình trạng thiếu hụt nguồn cung hàng hóa khá lớn.
Tính đến tháng 9/2015, tình trạng thiếu hụt liên quan đến sản phẩm ống, chiếm 90% sản lượng công ty đã chấm dứt. Tuy nhiên, sản phẩm phụ tùng Nhựa Bình Minh vẫn đang khá thiếu hụt và nhà máy Long An đã được xây dựng nhằm giải quyết vấn đề này của công ty.
Mục tiêu Nhựa Bình Minh đặt ra đến cuối năm 2015, tình trạng thiếu hụt phụ tùng sẽ giảm 70% và đến cuối quý 1/2016, tình trạng này sẽ hoàn toàn chấm dứt.
Giai đoạn 1 nhà máy Long An sẽ giúp tăng 5% doanh thu
Theo bà Nguyễn Thị Kim Yến, thành viên HĐQT, phó TGĐ Nhựa Bình Minh, giai đoạn 1 nhà máy tại Long An của BMP đã khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 11/2015 sẽ giúp công ty cung ứng ra thị trường khoảng 5 ngàn tấn phụ tùng các loại.
Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ giúp Nhựa Bình Minh tăng thêm 5% doanh thu – khoảng 150 tỷ đồng, góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Doanh thu này sẽ được cộng thêm vào năm 2016 và giúp ổn định nguồn cung ứng sản phẩm ra thị trường.
Tiếp tục mở rộng nhà máy tại Long An
Nhà máy Nhựa Bình Minh Long An đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc 2 với tổng diện tích dự án gần 156 nghìn mét vuông, khá thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa giữa TP.HCM và các tỉnh khu vực miền Tây, Đông Nam Bộ.
Giai đoạn 1 hiện mới sử dụng hơn 30 nghìn mét vuông trên tổng diện tích dự án với tổng chi phí đầu tư hạ tầng, máy móc khoảng 160 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Ngân, Phó Chủ tịch kiêm TGĐ Nhựa Bình Minh, kế hoạch đầu tư năm 2016 của công ty hiện đang được chuẩn bị. Trong đó có tính toán đến việc triển khai thực hiện giai đoạn 2 nhà máy Long An, đồng thời nâng cấp trang thiết bị phục vụ nhu cầu tăng trưởng của thị trường.
Cũng theo ông Ngân, Nhựa Bình Minh dự kiến sẽ đầu tư khoảng 600 tỷ đồng cho 2 lĩnh vực trên và kế hoạch này sẽ sớm được trình HĐQT và xin ý kiến tại ĐHCĐ năm 2016.
Lượng thép nhập khẩu tăng vọt thời gian qua (chủ yếu từ thị trường Trung Quốc) đã gây áp lực rất lớn đến năng lực sản xuất thép trong nước, đặc biệt với thép xây dựng.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong năm 2015, Việt Nam đã chi khoảng 3 tỉ USD nhập khẩu phụ tùng, linh kiện phục vụ sản xuất lắp ráp trong nước.
Các nhà sản xuất ô tô bày tỏ mong muốn Thái Lan sớm trở thành thành viên của Hiệp định TPP và cho rằng, việc nước này chậm trễ trong gia nhập Hiệp định thương mại này sẽ khiến Thái Lan giảm đi yếu tố cạnh tranh so với các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Trong thời gian tới thị trường ô tô Việt Nam và cơ cấu sản xuất ô tô sẽ có sự điều chỉnh lớn do thực hiện các cam kết thương mại.
Những năm năm gần đây, mô hình trồng xen ca cao trong các vườn điều già cỗi phát triển rất nhanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Theo số liệu mới công bố của Cục thống kê TP Hà Nội, ước tính năm 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP Hà Nội tăng 9,24% so cùng kỳ năm trước.
Thái Lan đã trở thành nơi sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất trong khu vực.
Hàng loạt trang trại chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đang thua lỗ nặng nề và đứng trước nguy cơ phá sản do giá gà đã giảm xuống còn 15.000 - 16.000 đồng/kg.
VN có hơn 80% trong hàng tỉ mét vải nhập khẩu mỗi năm đều từ Trung Quốc. Xuất sợi thô với giá 1,4-1,5 USD/kg, nhưng phải nhập vải thành phẩm với giá 2-3 USD/m.
Với quy trình kiểm soát chất lượng không theo một quy chuẩn quốc gia, Việt Nam đang trở thành thị trường béo bở để hàng nhập giá rẻ ngày về nhiều hơn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự