Ngoài những khó khăn về tìm nguồn vốn, giải phóng mặt bằng... những dự án năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều vướng mắc khác…

Nếu doanh nghiệp dệt may Việt Nam không chủ động đầu tư sản xuất vải thì đến năm 2025, ngành này sẽ phải nhập khoảng 15 tỷ mét vải trên tổng số 18 tỷ mét vải nguyên liệu. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dệt may khó thoát khỏi may gia công.
Ảnh minh họa.
Việt Nam nhập khẩu 65-70% lượng vải nguyên liệu mỗi năm. Trong khi sợi do Việt Nam sản xuất lại xuất khẩu 2/3 sản lượng.
Ngành dệt chưa đáp ứng ngành may
Trong chuỗi cung ứng, ngành dệt có vai trò quan trọng không chỉ đối với riêng ngành may mà cả tổng thể ngành dệt may. Vì vải là yếu tố quan trọng quyết định đến chi phí và chất lượng cuối cùng của một sản phẩm may mặc.
Ông Vũ Huy Đông, Tổng giám đốc CTCP Damsan thừa nhận: “Chất lượng ngành dệt Việt Nam còn nhiều hạn chế mặc dù đây là ngành quan trọng đối với việc cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho ngành may”.
Trong thực tế, ngành dệt cũng chưa đáp ứng nhu cầu của ngành may. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu vải các loại tăng 3,2% so với năm 2015 mặc dù giá trị xuất khẩu hàng dệt may giảm 23,84 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu vải chiếm 43,9%, giảm 0,1% so với năm 2015.
Chưa có chính sách hỗ trợ
Theo ông Nguyễn Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến thị trường dệt may xảy ra tình trạng thừa sợi, thiếu vải là do cơ chế quản lý thị trường.
Ông Sơn Lý giải, hiện nay có nhiều chính sách từ Nhà nước hỗ trợ ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, song những chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực dành cho ngành sợi, bông thì chưa có.
“Ngoài ra, trong chuỗi cung ứng ngành dệt may, doanh nghiệp Nhà nước không làm vì không có lãi; còn doanh nghiệp nước ngoài chọn khâu dễ để làm; phần khó thì doanh nghiệp tư nhân làm và đầu tư”, ông Sơn cho biết thêm.
Tuy nhiên, khi tìm địa phương để đầu tư mở nhà máy nhuộm thì hầu hết các tỉnh đều từ chối vì cơ chế chính sách đang “buộc” doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất và đầu tư trong chuỗi cung ứng ngành dệt may.
Vì vậy, ngành dệt may vẫn theo vòng luẩn quẩn, Việt Nam sản xuất sợi, xuất khẩu bông đi nước ngoài, rồi nhập vải về sản xuất, rồi lại xuất khẩu sản phẩm may mặc.
Theo Diễn đàn Doanh nghiệp
Ngoài những khó khăn về tìm nguồn vốn, giải phóng mặt bằng... những dự án năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều vướng mắc khác…
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và thứ hai châu Á về sản xuất đồ gỗ nhưng vẫn thua xa nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách chuyển hướng sản xuất phục vụ thị trường nội địa của Trung Quốc đang tạo ra sự chuyển dịch nhiều đơn hàng xuất khẩu đến Việt Nam.
Chi phí dịch vụ logistics cao, một nguyên nhân chính làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics trong nước
Để phát triển logistics, một trong những yếu tố quan trọng là phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao quá trình hội nhập.
Tại Hội thảo “Triển vọng xuất khẩu dệt may năm 2018 và tương lai chuỗi giá trị toàn cầu” vừa được Bộ Công Thương tổ chức, nhiều người cho rằng, ngành dệt may Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, song liệu các doanh nghiệp có tận dụng được cơ hội để phát triển, trở thành chủ con đường tơ lụa hay chỉ mãi là những “người dắt lạc đà”?.
Mặc dù thép là một trong những ngành công nghiệp được nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư, nhưng hiện phần lớn các doanh nghiệp (DN) ngành này vẫn thuộc loại vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu.
Ứng dụng công nghệ Nano và Teflon, TOA NanoShield và TOA NanoClean giúp chống bám bụi, cải thiện độ bền cho bề mặt màng sơn, bảo vệ tốt công trình.
Trong khi một số người cho rằng cách làm cũ là hiệu quả nhất, thực tế là sự phát triển trong ngành xây dựng đã giúp cho việc xây lắp trên toàn cầu trở nên dễ dàng và an toàn hơn.
Trước những thách thức về sự thay đổi chóng mặt của thời tiết, sự khắc nghiệt của thiên tai và vấn đề môi trường, bản năng tìm tòi của con người lại được thôi thúc. Sau đây là 7 loại vật liệu mới, được các nhà nghiên cứu công bố gần đây, sẽ góp phần cải thiện tích cực bộ mặt của thế giới thông qua xây dựng.
Theo báo cáo sơ bộ của Ủy ban Châu Âu (EC) vừa công bố, sản lượng nho trên toàn Châu Âu mùa vụ 2016-2017 dự báo giảm xuống mức thấp kỷ lục trong 36 năm qua, tác động nặng nề tới ngành sản xuất rượu vang của Lục địa già.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự