Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Top 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất VN năm 2015 đứng đầu là Viettel, tiếp theo là Tổng công ty Khí VN, MobiFone, Ngân hàng Công thương, Công ty Honda VN, Vinamilk, Samsung...
Ngày 13/10, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), báo VietNamNet và tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) đã công bố Bảng xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất VN năm 2015 (V1000).
Theo đó, top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2015 đứng đầu là Viettel, tiếp theo là Tổng công ty Khí VN, MobiFone, Tập đoàn Dầu khí VN, Ngân hàng Công thương, Công ty Honda VN, Vinamilk, Samsung, Unilever VN, Ngân hàng Ngoại thương VN…
TP.HCM dẫn đầu số doanh nghiệp trong V1000
Như vậy, theo Vietnam Report, Viettel 2 lần liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng. Báo cáo của ban tổ chức chưa công bố cụ thể số thuế từng doanh nghiệp nộp nhưng cho biết tổng số thuế mà các doanh nghiệp V1000 đóng góp vào ngân sách nhà nước đạt 82.344 tỉ đồng, tăng 2,34% so với mức 80.460 tỉ đồng của năm trước (chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách của nhà nước).
Trong đó, top 100 doanh nghiệp đứng đầu đóng góp khoảng 50.000 tỉ đồng, chiếm tới hơn 60% tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp toàn bảng xếp hạng.
Phân tích sâu hơn, báo cáo V1000 cho thấy ngành viễn thông - tin học - công nghệ thông tin đóng góp lớn nhất trong bảng xếp hạng V1000 dù không phải là ngành có số lượng doanh nghiệp xuất hiện trong bảng xếp hạng nhiều nhất, chỉ 4,6%.
Tuy nhiên mức đóng góp của số doanh nghiệp này lại chiếm tới khoảng 18% tổng số thuế V1000 đóng góp. Xếp vị trí thứ hai là ngành tài chính, với 76 doanh nghiệp có tên trong bảng xếp hạng, đóng góp khoảng 14%. Tiếp theo là ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá với con số lên đến 110 doanh nghiệp, đóng góp hơn 11%.
Hà Nội và TP.HCM vẫn tiếp tục dẫn đầu về số lượng và tỉ trọng đóng thuế. Theo Vietnam Report, địa phương có số lượng doanh nghiệp lọt vào bảng xếp hạng V1000 nhiều nhất là TP.HCM với 338 doanh nghiệp, Hà Nội xếp thứ 2 với 226. Tuy nhiên, tỉ lệ nộp thuế của các doanh nghiệp tại Hà Nội lại cao hơn TP.HCM, lần lượt là 37,3% và 33,4%.
Doanh nghiệp vẫn mong cải cách thuế
Qua xếp hạng, Vietnam Report cũng khảo sát đánh giá của doanh nghiệp về hệ thống thuế của VN. Kết quả, dù ngành thuế nêu đã cố gắng nỗ lực cải cách sâu rộng nhưng hệ thống thuế hiện hành của Việt Nam vẫn chưa thực sự “được lòng” doanh nghiệp. Trong đó, quy định pháp luật, chính sách thuế vẫn là vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp.
Khảo sát 2014, 33% doanh nghiệp vẫn gặp phải vướng mắc quanh các quy định pháp luật, chính sách thuế; 16% vướng mắc với biểu mẫu rườm rà hay thay đổi; 13% không hài lòng với thủ tục hành chính phức tạp; 12% vướng mắc quá trình thanh tra, kiểm tra và vướng mắc các vấn đề liên quan đến kê khai thuế qua mạng (11%).
Đặc biệt, báo cáo cũng khảo sát được về cảm nhận của doanh nghiệp liên quan đến hiệp định TPP. Theo đó, 42% số doanh nghiệp cho rằng mình không chịu quá nhiều tác động của những chính sách cải cách thuế sau khi TPP được thông qua. 9% số doanh nghiệp còn lại có cái nhìn “bi quan” khi nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực mà những cải cách thuế dựa trên hiệp định lịch sử này sẽ đem đến cho doanh nghiệp.
Bảng top 10 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất VN (Nguồn: Bảng xếp hạng V1000 năm 2015 của Vietnam Report)
Thủ tướng Chính phủ đồng ý lựa chọn 8 nhóm khu kinh tế (KKT) ven biển trọng điểm để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
Pou Chen, Feng Tay hay Tae Kwang Vina - những cái tên khá xa lạ này lại đang là những doanh nghiệp đóng vai trò trọng yếu của ngành xuất khẩu giầy dép của Việt Nam.
“Để phát triển công nghiệp nhẹ, Đài Loan có ưu đãi rõ ràng về thuế thu nhập, thuế xuất nhập khẩu… Nếu cứ bình đẳng thì DN trong nước khó có thể đọ được”.
Ngành điện Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn trong giai đoạn tới đó là: Thiếu nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện dẫn đến Việt Nam phải nhập khẩu than ngay từ năm 2016 và quy mô tiếp tục tăng lên khoảng 50 triệu tấn năm 2020.
Da giày và dệt may được đánh giá là có cơ hội nhiều nhất từ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại.
Việt Nam cần thay đổi lại toàn bộ chiến lược ngành chăn nuôi, đó là đề nghị của các chuyên gia, hiệp hội tại thông tin cam kết TPP trong lĩnh vực nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 6/11.
Dự thảo Báo cáo Chính trị viết: “Nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đã không đạt được” (mục 1, phần “I. Đánh giá tổng quát...”).
Điều kiện khai thác than gặp khó khăn, cộng thêm giá than trên thế giới duy trì ở mức thấp nên Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam chuyển hướng giảm xuất khẩu, tăng lượng nhập khẩu than để phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước.
Nhiều năm liền, thị phần thức ăn thuỷ sản gần như là sân chơi độc diễn của khối doanh nghiệp FDI, dẫn đến thao túng giá, khiến ngành thuỷ sản ngắc ngoải. Mới đây, Chính phủ có chỉ đạo kiểm tra quá trình "làm giá" đối với khối ngoại sản xuất thức ăn thủy sản để xử lý. Điều này có giúp tháo nút thắt suy giảm xuất khẩu thuỷ sản?
Thua lỗ, lợi nhuận sa sút là tình cảnh mà nhiều doanh nghiệp thủy sản trên sàn niêm yết gặp phải trong 9 tháng đầu năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự