Ngành dệt may thế giới đã chứng kiến sự chuyển dịch về số lượng đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Báo cáo tài chính quý II/2015 của một loạt các doanh nghiệp dược niêm yết cho thấy, các "ông lớn" như DHG, TRA giảm sút về lợi nhuận trong khi một số doanh nghiệp nhỏ hơn lại tăng trưởng mạnh.
Theo tổng hợp của chúng tôi, sau khi đón nhận thêm "tân binh" CTCP Dược Phẩm TW3 (mã DP3) mới lên sàn HNX hôm 17/7, tổng doanh thu thuần của 16 doanh nghiệp dược niêm yết kỳ này đạt 6.117 tỷ đồng, tăng nhẹ 3,2% so với cùng kỳ năm 2014. Tổng lợi nhuận sau thuế tăng 4,1%, đạt 340,8 tỷ đồng.
Trong kỳ này, CTCP Dược Hậu Giang (mã DHG) mặc dù vẫn tiếp tục giữ "ngôi vương" với lợi nhuận cao nhất nhưng so với cùng kỳ năm trước, chỉ số này có phần giảm sút.
Cụ thể, trong quý II/2015, doanh thu thuần quý này đạt 788,8 tỷ đồng, giảm 18% so với quý II năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu do các khoản giảm trừ doanh thu chiếm tới 103 tỷ đồng trong khi cùng kỳ chỉ hơn 13 tỷ đồng, chủ yếu do khoản chiết khấu thương mại tăng cao. Lợi nhuận gộp thu về chỉ còn 310 tỷ đồng, giảm 39%.
Quý này, trong khi doanh thu hoạt động tài chính chỉ mang về 7,2 tỷ đồng (tương ứng giảm 21%), thì chi phí tài chính lại tăng 18%, chiếm 20,2 tỷ đồng. Bù lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý đã được cắt giảm đáng kể, lần lượt giảm 53% và 62%.
Mặc dù công ty cũng ghi nhận thêm 25,3 tỷ đồng lợi nhuận khác song sự sụt giảm về doanh thu đã kéo theo việc lợi nhuận sau thuế quý II giảm nhẹ 2%, đạt 148,3 tỷ đồng.
Một "ông lớn" khác trong ngành cũng ghi nhận lợi nhuận giảm sút là CTCP Traphaco (mã TRA). Cụ thể, trong kỳ, công ty đạt doanh thu thuần gần 500 tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do chi phí tài chỉnh tăng mạnh lên 22 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước, con số này chỉ là 1,3 tỷ đồng) trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 28,8% và 28,7% đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 10,2%, xuống còn 36,8 tỷ đồng.
Mặc dù trong kỳ có tới 50% doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận giảm nhưng nhờ sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp khác như OPC, DBT, DCL đã giúp nâng kết quả chung của cả ngành.
CTCP Dược Phẩm Imexpharm (mã IMP) có kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong kỳ khi đạt mức doanh thu thuần 230 tỷ đồng, tăng trưởng 16% nhờ mở rộng thị trường. Đồng thời, IMP cũng tái cơ cấu doanh mục sản phẩm bán ra, tập trung vào các sản phẩm chủ lực có giá trị và lợi nhuận biên cao hơn, qua đó lợi nhuận gộp đạt 115 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính cũng cải thiện đáng kể từ mức 2,7 tỷ lên 10,7 tỷ nhờ nhận cổ tức từ các khoản đầu tư tài chính.
Sau khi trừ đi các chi phí, IMP có lãi ròng hơn 27 tỷ đồng, tăng trưởng 32% so với cùng kỳ năm trước.
CTCP Dược phẩm OPC (mã OPC) cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh về lợi nhuận. Cụ thể, kết thúc quý II, OPC đạt 166,5 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 3% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng tới 48,5%, đạt hơn 18 tỷ đồng.
CTCP Dược Phẩm Bến Tre (DBT) cũng là một trong những doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh tốt trong kỳ qua. Cụ thể, DBT đạt doanh thu thuần 140 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán giảm khiến lợi nhuận gộp quý II tăng 47% so với cùng kỳ, đạt 32,4 tỷ đồng. Chi phí quản lý trong kỳ của DBT lớn gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả quý II, DBT đạt 6,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 86%.
Ngành dệt may thế giới đã chứng kiến sự chuyển dịch về số lượng đơn đặt hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Ngành dệt may Việt Nam vốn bị nút thắt cổ chai trong khâu dệt và vải, nhưng mảng vài Denim và jeans thì lại khác.
Dù còn gặp không ít khó khăn nhưng ngành dầu khí và khoáng sản đều đang nỗ lực, tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm đạt mục tiêu, kế hoạch năm 2018.
Theo Tổng Giám đốc TISCO, công ty chắc chắn không chấp nhận mức giá mà tổng thầu MCC đưa ra và sẽ tiến hành đàm phán.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Quyết định 598/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025.
Sức ép mua bán, sáp nhập của các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng mạnh lên ngành nhựa Việt Nam.
UBND tỉnh Long An vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Với hệ thống các giải pháp đồng bộ, thiết thực, văn bản này được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những nút thắt trong công tác quản lý CCN trên địa bàn hiện nay.
Với kỳ vọng mới vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành dệt may Việt Nam đang quyết tâm trở lại thời hoàng kim - khi mà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều ở mức 2 con số.
Ngành công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế.
Cơ hội và thách thức luôn song hành trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với những ngành hàng có giá trị cao như ngành thép. Việc các nước đều đang có biện pháp bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước chính là thách thức đòi hỏi cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam phải bứt phá vươn lên, đồng hành liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh, trụ vững trên trường quốc tế và chính sân nhà.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự