Thái Lan đã trở thành nơi sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất trong khu vực.

Hiệp hội da giày VN vừa có văn bản gởi các bộ phản đối về việc đưa da thuộc vào áp dụng kiểm dịch thú y.
Hiệp hội da giày VN (Lefaso) vừa có văn bản gởi các bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công thương và Tổng cục Hải quan, phản đối về việc đưa da thuộc (là một loại da thành phẩm) phải áp dụng kiểm dịch thú y theo quyết định số 4758/QĐ-BNN-TY do bộ NN&PTNT ban hành hôm 18-11.
Theo các chuyên gia trong ngành da giày, da chưa qua quá trình thuộc được gọi là da nguyên liệu. Da đã trải qua quá trình thuộc da có sử dụng các hóa chất gọi là da thành phẩm. Do sử dụng các hóa chất để thuộc nên da thành phẩm không còn vi khuẩn và mầm bệnh.
Chính vì vậy, da thuộc để sử dụng sản xuất giày dép, túi xách là da thành phẩm, “vốn đã được kiểm nghiệm trước khi xuất, không liên quan đến dịch bệnh và không có khả năng lây bệnh”, công văn của Lefaso khẳng định.
Trong khi đó, hiện năng lực cung ứng da thuộc trong nước chỉ mới đáp ứng chưa tới 40% nhu cầu của doanh nghiệp, hàng năm phải nhập khẩu 60% lượng da cần thiết, tương ứng khoảng 500 triệu square feet (đơn vị đo da quốc tế). Nên việc áp dụng kiểm dịch đối với da thuộc là không phù hợp đối với da thành phẩm, tạo ra một sức ép rất lớn về thời gian và chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
Đáng ngạc nhiên hơn, quyết định ban hành ngày 18-11-2015 và có hiệu lực ngay lập tức kể từ ngày ký thì đến cuối tháng 11-2015, doanh nghiệp mới biết được thông tin khi hàng hóa nhập về bị yêu cầu kiểm dịch.
Trong khi đó, theo quy định về kiểm dịch, doanh nghiệp phải khai báo ít nhất 15 ngày trước khi hàng nhập đến cửa khẩu, khiến nhiều lô hàng của các doanh nghiệp hiện đang bị ách tắc ngoài cảng, không thể thông quan được.
Ngoài việc kiến nghị loại bỏ da thuộc ra khỏi danh mục bắt buộc kiểm dịch, Lefaso còn đề nghị các bộ liên quan chấp thuận cho doanh nghiệp nhập da sống, hoặc da sơ chế dùng cho công nghiệp thuộc da được thực hiện việc kiểm dịch tại nguồn (nơi nhập khẩu).
Việc này nhằm giúp doanh nghiệp giảm chi phí phí lưu kho tại cảng, giải phóng hàng nhanh và giảm thiểu được các rủi ro về cho an toàn vệ sinh dịch tể do lưu hàng lại tại cảng.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trước đó Bộ NN&PTNT đã từng ban hành thông tư quy định mặt hàng da thuộc phải kiểm dịch khi làm thủ tục nhập khẩu. Tuy nhiên, khi Lefaso có công văn kiến nghị thì bộ này đã đồng ý đưa da thuộc ra khỏi danh mục kiểm dịch tại các cửa khẩu.
“Chúng tôi không hiểu vì sao quy định này lại tái lập. Các doanh nghiệp, lẫn hiệp hội ngành hàng cũng không hề được Bộ NN&PTNT tham vấn trước khi ban hành quyết định 4758 nói trên”, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu da giày có quy mô lớn khu vực phía Nam thắc mắc.
Thái Lan đã trở thành nơi sản xuất, lắp ráp ô tô lớn nhất trong khu vực.
Hàng loạt trang trại chăn nuôi gà công nghiệp trong nước đang thua lỗ nặng nề và đứng trước nguy cơ phá sản do giá gà đã giảm xuống còn 15.000 - 16.000 đồng/kg.
VN có hơn 80% trong hàng tỉ mét vải nhập khẩu mỗi năm đều từ Trung Quốc. Xuất sợi thô với giá 1,4-1,5 USD/kg, nhưng phải nhập vải thành phẩm với giá 2-3 USD/m.
Với quy trình kiểm soát chất lượng không theo một quy chuẩn quốc gia, Việt Nam đang trở thành thị trường béo bở để hàng nhập giá rẻ ngày về nhiều hơn.
Phân bón giả ngày càng tinh vi hơn. phân bón giả làm bao bì giống phân bón thật và nhiều tới nỗi đơn vị sản xuất chính thức buộc phải khai tử sản phẩm của mình
Vụ doanh nghiệp da giày lao đao vì kiểm dịch da thuộc, Hiệp hội da giày VN có văn bản phản đối, trưa 4-12, Cục Thú ý vừa đề nghị dừng kiểm dịch da thuộc.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, cho biết từ năm 2014 đến năm 2015, cả nước có hơn 6.000 ha cao su bị chặt bỏ hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác như cây ăn trái, khoai mì, tiêu, điều.
Giá cao su đang ở mức thấp nhất trong lịch sử và vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trong thời gian tới.
Thông tin không chính xác là Việt Nam tồn kho cà phê số lượng lớn và niên vụ 2015-2016 được mùa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu.
"Tuy là máy mới nhưng máy do Trung Quốc sản xuất thì chỉ xài 2-3 năm là đã “rệu rã” rồi!” - ông Đỗ Phước Tống, Giám đốc Công ty Cơ khí Duy Khanh, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí TP.HCM.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự