Hơn 30 vạn tấn quặng sắt và mangan đang tồn ở Hà Giang dẫn đến hàng nghìn công nhân mất việc làm, máy móc tiền tỷ hoen gỉ theo thời gian, nguồn thu của tỉnh giảm bớt đáng kể… Vậy nguyên nhân tồn là do đâu?

Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế suất đối với tài nguyên sắt thêm 2%. Trong khi, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thêm 8% thuế suất đối với kim loại này.
Đối với kim loại sắt, Bộ Tài chính đưa ra mức tăng thuế suất 2%. Liên quan đến biểu thuế mới dự kiến áp dụng với kim loại sắt, Kiểm toán Nhà nước đề nghị tăng mức thuế suất với kim loại này lên 20%, tức tăng thêm 8% so với mức thuế suất hiện nay.
Kiểm toán Nhà nước lưu ý ngoài việc điều chỉnh biểu thuế suất đối với sắt, Bộ Tài chính cần bổ sung đánh giá giữa khả năng xuất khẩu và khả năng nhập khẩu từ nước ngoài để xem xét có cần thiết khai thác sắt không.
Tuy nhiên, phía doanh nghiệp không đồng tình với dự thảo tăng thuế suất thuế tài nguyên sắt. Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel) đề nghị giữ nguyên mức thuế suất đối với sắt là 12% như hiện nay. Thậm chí, VNSteel còn đề nghị cân nhắc giảm thuế này xuống còn 10% để hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp thép.Đối với hai ý kiến trên, Bộ Tài chính cho biết, khoáng sản kim loại là tài nguyên không tái tạo có giá trị kinh tế lớn. Do đó, việc tăng giá thuế suất thuế tài nguyên là cần thiết. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết, sau khi nghiên cứu các ý kiến tham gia, Bộ đã rà soát và có điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh các doanh nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
Theo đó, thuế sắt sẽ không điều chỉnh từ năm 2016 như một số loại khoáng sản khác, mà sẽ điều chỉnh từ năm 2017. Cụ thể, thuế suất thuế tài nguyên sắt dự kiến từ ngày 1/1/2017 sẽ được điều tăng từ 12% lên 14%.Mức thuế suất thu từ việc khai thác kim loại sắt dự kiến đạt 166 tỷ đồng/năm, tăng 23,7 tỷ đồng so với mức thu hiện nay.
Bộ Tài chính cho biết, nếu thu nguồn thu thuế tài nguyên từ dầu khí và các tài nguyên khác không tăng so với năm 2014 thì số thu thuế tài nguyên dự kiến tăng 3.101 tỷ đồng so với năm 2014. Nguồn thu này đảm bảo khoảng 26% mức giảm thu ngân sách Nhà nước từ thuế xuất khẩu trong trường hợp xóa bỏ thuế xuất khẩu theo cam kết quốc tế.
Hơn 30 vạn tấn quặng sắt và mangan đang tồn ở Hà Giang dẫn đến hàng nghìn công nhân mất việc làm, máy móc tiền tỷ hoen gỉ theo thời gian, nguồn thu của tỉnh giảm bớt đáng kể… Vậy nguyên nhân tồn là do đâu?
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định, Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông cũng như logistics, theo hướng đẩy mạnh kết nối kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới.
Vinacomin đã sụt giảm tới 2,5% lợi nhuận từ năm 2010 đến năm 2014. Trong khi thuế phải nộp ngân sách Nhà nước cũng tăng chừng hơn hai lần. Lương người lao động chỉ tăng 13% sau 4 năm mặc dù năng suất lao động liên tục tăng lên.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đề xuất bắt đầu nghiên cứu khả thi ngay trong tháng này.
Quyết định điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng hàng không Tân Sơn Nhất vừa được phê duyệt nhằm khắc phục một phần tình trạng quá tải tại sân bay lớn nhất Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc ASEM tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Thăng cho biết: Việt Nam sẽ tạo điều kiện tốt nhất để thu hút nguồn lực đầu tư vào hạ tầng giao thông cũng như logistics...
Đây là quan điểm được Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đưa ra trong báo cáo nhận định triển vọng TTCK tháng 9/2015.
Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế xuất khẩu đất hiếm để hạn chế xuất khẩu khoáng sản quý hiếm này.
Nhiều doanh nghiệp khai khoáng ở Hà Giang đang “khóc” trước tình trạng tồn quặng. Nhưng đằng sau việc tồn đọng đó cũng có những tiếng cười cho người dân và một số cán bộ địa phương.
Năm 2015, ngành da giày đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 15 tỷ USD và giá trị tăng dần đến mốc 17 tỷ USD vào năm 2016. Đây được coi là một triển vọng khá sáng sủa khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự