TPP đã trở thành "thỏi nam châm" thu hút vốn ngoại vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam...

Mỗi năm, Việt Nam tiêu tốn hàng chục tỉ USD cho việc nhập khẩu phụ kiện phục vụ các ngành công nghiệp. Đây hiện đang trở thành một gánh nặng lớn cho nền kinh tế.
Theo các nhà quản lý kinh tế, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đang phải đối mặt với các điểm yếu như bất cập về nhận thức, thiếu vốn và công nghệ, hạn chế đầu tư Nhà nước. Những yếu tố này đang góp phần khiến bài toán phát triển hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta khó giải quyết hơn.
Song song với đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại có thói quen sản xuất tích hợp theo chiều dọc, nghĩa là mọi quá trình tạo ra sản phẩm đều được khép kín trong nội bộ doanh nghiệp. Điều đó đã dẫn tới giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế.
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: "Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là quy mô nhỏ, không có nhiều vốn. Chính vì vậy, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết lại với nhau“.
Ở thời điểm hiện tại, hoạt động thu hút nhiều tập đoàn đa quốc gia về đầu tư, với nhu cầu kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ vệ tinh đang được xem là cơ hội lớn để phát triển hệ thống các doanh nghiệp phụ trợ của Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ các ngành doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng này quá thấp, nếu có cùng chỉ là những sản phẩm hàm lượng công nghệ thấp.
Đưa ra giải pháp cho quá trình phát triển hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam, TS. Vũ Tiến Lộc phân tích: "Hệ thống các nhà cung ứng hỗ trợ thường chia thành nhiều cấp như cấp 1, cấp 2, cấp 3... Nếu một lúc đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành những nhà cung ứng cập 1 cho các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới là việc rất khó khăn. Trong khi đó, các doanh nghiệp của chúng ta với quy mô nhỏ chỉ có năng lực quản trị, tài chính cũng như công nghệ thấp, do vậy, hãy bắt đầu từ việc trở thành những nhà cung ứng ở cấp thấp nhất đi lên".
Trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập toàn cầu, công nghiệp quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không có một nền công nghiệp phụ trợ hoàn thiện, bởi chủ động sản xuất sẽ quyết định được sức cạnh tranh của giá thành sản phẩm và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng. Điều đó càng đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải nhanh chóng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hiện nay.
TPP đã trở thành "thỏi nam châm" thu hút vốn ngoại vào ngành công nghiệp dệt may Việt Nam...
“Dùng máy cũ không thể tạo ra sản phẩm mới có chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Khi đó nhập thiết bị cũ là chúng ta tự hại mình” – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân chia sẻ trong chương trình “Dân hỏi – Bô trưởng trả lời” tối ngày 23/8.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám khẳng định không bắt ngư dân phải đóng tàu vỏ thép giống mẫu 100%
Các dự án vốn vay được nhận định là đắt với chi phí đặc biệt cao so với việc sử dụng các nguồn vốn trong nước.
Tính từ đầu năm 2015 đến nay, sau ba lần tăng tỷ giá, doanh nghiệp xăng dầu thiệt hại từ 60 - 70 tỷ đồng. Tính chung toàn Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), con số thiệt hại ước lên tới 250 tỷ đồng.
Hàng trăm triệu USD tiếp tục được các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngành dệt may rót vào mở rộng các nhà máy tại Việt Nam.
Dự kiến tỷ trọng công suất điện của EVN trong tổng số công suất điện cả nước sẽ giảm mạnh. Công suất điện của nhóm EVN (bao gồm các Genco) đến năm 2030 ước còn 39%, từ mức 61% như hiện nay. Trong khi đó, tỷ trọng công suất của các nhà máy độc lập dự kiến sẽ chiếm tới 52%.
Báo cáo tài chính quý II/2015 của một loạt các doanh nghiệp dược niêm yết cho thấy, các "ông lớn" như DHG, TRA giảm sút về lợi nhuận trong khi một số doanh nghiệp nhỏ hơn lại tăng trưởng mạnh.
Theo lộ trình, lĩnh vực logistics đã mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp (DN) nước ngoài từ ngày 1/1/2014.
Từ đầu năm đến hết ngày 13/8, Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (BQL KCN) đã cấp mới chứng nhận đầu tư 63 dự án và điều chỉnh tăng vốn hơn 331 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư gần 1,55 tỉ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự