Doanh nghiệp (DN) Canada muốn tìm cơ hội hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ phát sáng bằng năng lượng mặt trời, giáo dục và đào tạo nghề, sản phẩm và dịch vụ y tế, nhập khẩu thực phẩm, tư vấn dự án phát triển xanh tại Việt Nam.

Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đang dồn mọi nguồn vốn để chuẩn bị 15% vốn đối ứng xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Kế hoạch của EVN là sử dụng nguồn kinh phí từ Qũy hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, tiếp tục bán cổ phần các Tổng Công ty Phát điện (Genco),...
Với trách nhiệm là chủ đầu tư quản lý và thực hiện Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, EVN có vai trò chính trong việc tham gia hỗ trợ nguồn vốn đối ứng của dự án.
Vốn đối ứng của EVN là nguồn vốn tự cân đối từ nguồn vốn khấu hao, thu từ bán cổ phần các đơn vị trực thuộc, lợi nhuận để lại và vay của các ngân hàng thương mại trong nước. Tổng các nguồn huy động phải đủ để đảm bảo đủ 15% vốn theo yêu cầu của tổ chức cho vay vốn nước ngoài.
Theo dự thảo cơ chế đặc thù quản lý và thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, Tập đoàn này được hạch toán tất cả các chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án thủy điện Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước vào nguyên giá tài sản cố định của EVN, chi phí khấu hao trích từ tài sản cố định này được sử dụng để đầu tư cho dự án.
Ngoài ra, EVN cũng được chuyển một phần tiền thu được khi thực hiện cổ phần hóa các Tổng Công ty Phát điện (Genco) để đầu tư dự án. Khi các công ty phát điện trả hết các khoản vay nước ngoài có bảo lãnh của Chính phủ, EVN sẽ tiếp tục bán cổ phần tại các Genco để chuyển tiền đầu tư điện hạt nhân.
EVN được sử 20.000 tỷ đồng nguồn kinh phí từ Qũy hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để hỗ trợ vốn đối ứng cho dự án.
Ngoài nguồn vốn tự huy động, các ngân hàng thương mại Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và các ngân hàng thương mại năng lực khác cũng được chỉ đạo cho EVN vay vốn.
Nguồn vay này, EVN sẽ chi trả cho các khoản mục chi phí của dự án không thuộc đối tượng tài trợ của Hiệp định tín dụng xuất khẩu Nhà nước Liên Bang Nga, Chính phủ Nhật Bản. Đồng thời, nguồn vốn cũng dành chi trả cho các dự án thành phần khác.
Được biết, trước đó, trong một báo cáo, EVN cho biết, đang xây dựng lộ trình điều chỉnh giá điện truyền tải. Cùng với đó, đơn vị này đang cân đối vốn đến năm 2030 để xây dựng cơ chế tài chính thực hiện các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. EVN dự kiến sẽ đảm bảo huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016-2020 khoảng trên 600.000 tỷ đồng.
Báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) phân tích, tất cả các nhà máy điện Genco này đều có tài sản hoạt động lớn, trong đó mỗi nhà máy đóng góp 10% - 12% sản lượng điện cả nước. Tính đến ngày 31/3/2014, Genco 3 có tổng giá trị tài sản lớn nhất (3,7 tỷ USD), sau đó là Genco 1 (3,1 tỷ USD) và Genco 2 (1,3 tỷ USD). Tuy nhiên, tỷ lệ đòn bẩy của các nhà máy này còn rất cao và khả năng sinh lời còn thấp. Tỷ lệ đòn bẩy của Genco 3 lên đến 6,4 lần. Trong khi của Genco 1 và 2 lần lượt là 4,1 lần và 1,9 lần. Ngoài ra, lợi nhuận sau thuế hợp nhất (không tính lỗ từ chênh lệch tỷ giá) của Genco 3 năm 2013 chỉ đạt 283 tỷ đồng, trong khi của Genco 1 và 2 đạt lần lượt đạt 305 tỷ đồng và 2.523 tỷ đồng. Đợt IPO của Genco 3 dự kiến thực hiện vào tháng 3/2016 được thị trường trông đợi. Bởi nếu thực hiện IPO thành công, các nhà máy Genco sẽ góp phần giảm bớt sự độc quyền của EVN và đẩy mạnh quá trình tự do hóa.
Doanh nghiệp (DN) Canada muốn tìm cơ hội hợp tác kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ phát sáng bằng năng lượng mặt trời, giáo dục và đào tạo nghề, sản phẩm và dịch vụ y tế, nhập khẩu thực phẩm, tư vấn dự án phát triển xanh tại Việt Nam.
Sau ca cao và mắc ca, đến lượt cao lương, sachi được các doanh nghiệp đưa về Việt Nam kèm theo lời giới thiệu có cánh như vua của các loài hạt, siêu thực phẩm, cây tỷ đô...
“Những năm qua ngành sữa Việt Nam qua là một trong những ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng…”. Đây là thông tin bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết tại Đại hội đại biểu Hiệp hội sữa Việt Nam khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020) ngày 6-8.
Mỗi năm, kiếm lời hàng chục nghìn tỷ từ các mỏ dầu khí song PVN đang lo ngại thời huy hoàng sẽ qua khi ước thiếu tới 70.000 tỷ đồng vốn đầu tư, không có nguồn cân đối. Giá dầu giảm chỉ là một nguyên nhân.
Mục tiêu sản xuất than thương phẩm của TKV giai đoạn 2015-2020 phấn đấu đạt 200 triệu tấn, than nhập khẩu đạt 40-50 triệu tấn, đảm bảo cung cấp đủ than cho các ngành kinh tế trong nước...
Áp dụng mô hình đầu tư hợp tác công- tư (PPP) vào các dự án phát triển và mở rộng cảng đang nở rộ tại các nước đang phát triển trong khu vực châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung.
TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc...
Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là 479.620 tỷ đồng gấp 2,37 lần so với giai đoạn 2006-2010 và đạt 95,7% kế hoạch được giao. Trong nhiệm kỳ tới, EVN dự kiến sẽ huy động đủ vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư khoảng trên 600.000 tỷ đồng.
Động thái tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngày 19/8 được đại diện các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu đánh giá tích cực trong bối cảnh tiền tệ của các nước trong khu vực liên tục biến động.
Việc trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở rộng cho Samsung Display đánh dấu một mốc quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và quá trình đầu tư của Tập đoàn Samsung nói riêng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự