Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tăng nhanh, khiến lợi nhuận của các công ty kinh doanh hạ tầng tăng “nóng”

LafargeHolcim, “ông lớn” trong ngành xi măng đang tính chuyện rút lui khỏi thị trường Việt Nam.
Trao đổi với Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Nguyễn Công Bảo, Tổng giám đốc Công ty TNHH Holcim Việt Nam xác nhận, Tập đoàn đang tính toán lại phương án kinh doanh tại các thị trường, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, thông tin cuối cùng về việc rút lui toàn bộ hay rút một phần của nhà sản xuất xi măng lớn này hiện chưa được công bố chính thức.
Holcim là một trong những Tập đoàn xi măng lớn, có thâm niên hoạt động đầu tư tại Việt Nam trên 20 năm.
“Chúng tôi sẽ có thông báo chính thức trong khoảng 3 tuần tới”, ông Bảo cho biết và xác nhận, Holcim cũng đã có buổi làm việc với Bộ Xây dựng thông báo về kế hoạch kinh doanh của hãng tại Việt Nam.
Được biết, Vicem hiện là cổ đông nắm giữ 35% cổ phần của Holcim Việt Nam.
Trước đó, Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) và Công ty TNHH Lafarge Việt Nam, thuộc Tập đoàn Lafarge (Pháp) đã chính thức về “chung nhà” sau một thời gian công bố sáp nhập với tên mới là Lafarge Holcim.
Theo đó, Công ty TNHH Lafarge Việt Nam trở thành công ty con của Công ty TNHH Xi măng Holcim Việt Nam. Quá trình sáp nhập giữa hai doanh nghiệp sản xuất xi măng này đã hoàn thành vào cuối năm 2015.
Sự kiện sáp nhập của 2 nhà sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng này này đã đưa LafargeHolcim trở thành doanh nghiệp mới dẫn đầu trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng toàn cầu, trong đó, riêng lĩnh vực sản xuất và cung ứng xi măng tại thị trường Việt Nam đạt tới 6 triệu tấn.
Tại Việt Nam, các sản phẩm của Lafarge và Holcim vẫn giữ nguyên thương hiệu trên thị trường như Lavilla (Lafarge) và Holcim Power-S (Holcim).
Holcim là một trong những Tập đoàn xi măng lớn, có thâm niên hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Tính đến thời điểm này, Công ty TNHH Holcim Việt Nam, thành viên của tập đoàn Holcim (Thụy Sỹ) đã đánh dấu mốc hơn 22 năm vào thị trường Việt Nam với hệ thống Nhà máy xi măng công suất 3,4 triệu tấn, đầu tư, sản xuất kinh doanh bài bản theo Holcim toàn cầu.
Trong khi đó, Tập đoàn Lafarge có mặt tại Việt Nam muộn hơn, từ năm 2001 khi tham gia liên doanh với một công ty bê tông trộn sẵn. Lafarge phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam từ năm 2006 khi giới thiệu ra thị trường một loạt sản phẩm của nhà máy nghiền xi măng tại Đồng Nai và một mạng lưới 4 trạm trộn bê tông xung quanh TP. Hồ Chí Minh.
Tại Việt Nam, LafargeHolcim về chung nhà, đưa quy mô công suất lên 6 triệu tấn, đã vươn lên trở thành DN FDI có quy mô đứng đầu, trước cả Nghi Sơn, Phúc Sơn…và tạo ra tiềm lực hùng mạnh hơn không chỉ về quy mô mà thừa hưởng cả hệ thống khách hàng tại nội địa.
Ở quy mô toàn cầu, việc sáp nhập giữa 2 Tập đoàn này tạo ra một Công ty Vật liệu xây dựng lớn nhất trên thế giới, hoạt động tại 90 quốc gia và sẽ có sự cân bằng giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển với mức tăng trưởng mạnh.
Về xi măng, tổng công suất của Tập đoàn Holcim khi chưa sáp nhập là 200 triệu tấn, sẽ nâng lên thành 250 triệu tấn. Đặc biệt, doanh thu hàng sẽ tên tới 44 tỷ Euro và giá trị tài sản sau sáp nhập trên thị trường chứng khoán đạt 55 tỷ Euro.
Kinh doanh trong lĩnh vực xi măng tại Việt Nam đã không còn thuận lợi như những năm về trước, do ngành hiện có năng lực sản xuất lớn, nguồn cung lớn hơn so với nhu cầu, khiến các nhà sản xuất xi măng trong và ngoài nước đều chật vật hơn.
Tổng công suất thiết kế toàn ngành hiện vào khoảng 81,56 triệu tấn, trong khi đó Bộ Xây dựng tính toán nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành năm 2016 khoảng 75-77 triệu tấn, tăng 4,-7% so với năm 2015, trong đó tiêu thụ nội địa khoảng 59-60 triệu tấn, xuất khẩu 16-17 triệu tấn.
Dự kiến ngay cuối năm nay có thêm 4 triệu tấn nữa từ Nhà máy xi măng Sông Lam, công suất sẽ tiếp tục được tăng lên, cạnh tranh dữ dội về tiêu thụ giữa các nhà sản xuất xi măng trong nước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tăng nhanh, khiến lợi nhuận của các công ty kinh doanh hạ tầng tăng “nóng”
Các chuyên gia cho rằng nếu không quy hoạch lại ngành thép, đất nước sẽ gánh hậu quả nặng nề từ việc môi trường bị tàn phá do cấp phép tràn lan
Năm 2015, Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về chế biến hạt điều. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm của ngành này còn nhiều thách thức khi mà nhiều lô hàng xuất khẩu bị nhiễm khuẩn phải trả về.
Dệt may Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, trong khi đó để hưởng lợi thuế suất từ TPP, phải có nguồn nguyên liệu nội TPP.
Việc các bộ, ngành và các bên liên quan có quan điểm khác nhau trong việc tiếp tục triển khai Dự án mở rộng giai đoạn II Gang thép Thái Nguyên ra sao, có thể khiến dự án này lâm vào thế lưỡng nan.
Khó khăn mà ngành mía đường ở Phú Yên đang gặp phải là câu chuyện liên kết còn lỏng lẻo. Mặc dù định hướng của địa phương là tăng cường sản xuất, liên kết theo chuỗi… thế nhưng mới đây rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn mặc dù đã ký kết bán mía cho DN, nhưng vẫn tranh thủ lén lút bán một sản lượng mía lớn cho thương lái.
Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, từ đầu năm đến nay, dòng vốn mới đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục gia tăng và đổ dồn vào ngành dệt may Bình Dương, chiếm ưu thế cả trong sản xuất lẫn thị phần.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Thái Bình Dương (TPP)Hội nhập TPP
CotecCons bứt phá vượt trội so với các đối thủ khác nhờ vào khả năng quản lý công nợ chặt chẽ và luôn kiểm soát được dòng tiền vào ra.
Quá trình đầu tư cho tiêu chuẩn FSC tốn kém nhiều công sức và thời gian, nhưng đây vẫn là “giấc mơ chung” của các doanh nghiệp ngành gỗ.
Dệt may và da giày là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam mang về hàng chục tỷ USD mỗi năm. Thế nhưng, lợi nhuận từ việc xuất khẩu này phần lớn lại không thuộc về doanh nghiệp trong nước mà nằm ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự