Trước khi chờ chính sách quy hoạch, hỗ trợ ngành điều phát huy hiệu quả thì các DN sản xuất, chế biến, xuất khẩu cần chủ động đề ra hướng đi cho mình

Càng sản xuất càng “đốt” tiền
Trước đó, ngày 12/5, báo Tiền Phong có bài: “Nhà máy 12.000 tỷ, 4 năm lỗ 2.000 tỷ đồng”, phản ánh tình trạng của Nhà máy Đạm Ninh Bình hiện nay. Làm việc với PV báo Tiền Phong ngày 1/6, ông Chu Văn Tuấn - Phó tổng giám đốc Vinachem lý giải về lý do ngừng hoạt động của Nhà máy.
Theo ông Tuấn, điều kiện thời tiết bất lợi như hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên, xâm nhập mặn, rét đậm rét hại ở miền Bắc đã gây thiệt hại không nhỏ sản xuất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón nói chung và phân đạm suy giảm nhiều. Bên cạnh đó, miền Bắc chủ yếu dùng phân lân, nên phân đạm cũng khó tiêu thụ. Năm 2015, có 2 đơn vị sản xuất phân đạm tại Ninh Bình và Bắc Giang với lượng tồn kho khá lớn tương ứng là 180.000 tấn, 70.000 tấn.
“Để khắc phục, Vinachem đã chỉ đạo 2 đơn vị cân đối xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường và khả năng của 2 Cty và chỉ nên tồn kho ở 20.000 - 30.000 tấn. Với các lý do trên khiến 2 Cty phải tạm dừng sản xuất một thời gian nhất định” - ông Tuấn nói.
Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Nhẫn - Tổng giám đốc Nhà máy Đạm Ninh Bình cho biết, Nhà máy đã chọn phương án dừng máy trong vòng từ 30-35 ngày với một số giải pháp cụ thể như cho 400 cán bộ, công nhân đi làm thường xuyên bảo trì máy móc, bán hàng, bảo vệ, gác máy, bảo dưỡng; 200 người lương 4,7 triệu, nghỉ luân phiên; khoảng 400 người nghỉ ở nhà, lương 3,1 triệu đồng. Tính đến 25/5, lượng tồn kho tại Ninh Bình còn 19.200 tấn. Ngày 1/6, Nhà máy Đạm Ninh Bình đã triệu tập lao động để thảo luận phương án chạy lại máy, học lại quy định vận hành. Dự kiến khoảng 1 tuần sau sẽ sản xuất trở lại.
Tuy vậy, để khởi động lại Nhà máy, ông Nhẫn vẫn lo ngại gặp những khó khăn nhất định như một số công nhân đã chuyển công tác, lỗ lũy kế tăng cao. Theo báo cáo của Nhà máy Đạm Ninh Bình, đến năm 2015, số lỗ lũy kế đã lên tới 1.986 tỷ đồng.
Đóng cửa vẫn lỗ 1.000 tỷ đồng/năm
Về nguyên nhân dẫn tới lỗ khủng, ông Chu Văn Tuấn – Phó tổng giám đốc Vianachem cho rằng, 2 năm qua giá đạm thế giới liên tục giảm, nguồn cung vượt quá nhu cầu sử dụng. “Ngoài ra, đây là công nghệ sản xuất sử dụng than, trong khi các nhà máy khác sử dụng nguyên liệu khí. Giá than không giảm trong khi giá khí của nhà máy đạm Phú Mỹ và Cà Mau liên tục giảm. Mặc dù Nhà máy đạm Ninh Bình đã có cơ chế riêng về giá than, nhưng dự án không còn khả thi” - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn lý giải, dự án mới đầu tư, vì vậy nghĩa vụ trả nợ lớn, từ trả gốc và lãi đầu tư chia theo các kỳ. Chi phí tài chính cho giai đoạn mới đầu tư rất lớn nên tính khấu hao lớn. Hai năm đầu, Nhà máy Đạm Ninh Bình âm 47 triệu USD. Nhà máy mới thành lập nên công tác tiếp thị kém so với các đơn vị khác, khiến giá bán thấp chỉ bằng giá đạm Trung Quốc.
Về thông tin cho rằng dây chuyền sản xuất của Nhà máy nhập từ Trung Quốc, ông Chu Văn Tuấn khẳng định: “Nhà máy Đạm Ninh Bình được đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, việc trục trặc là do trình độ công nhân chưa đáp ứng được. Về dây chuyền này, nhà thầu yêu cầu công nhân thao tác có trình độ ít nhất 3 năm kinh nghiệm về công nghệ và 5 năm trong lĩnh vực tương tự.
Trong khi đó, công nhân mới tuyển về đào tạo mấy tháng khiến việc vận hành xảy ra lỗi ngừng máy, ngoài ra do trình độ quản lý chưa đáp ứng được với tính phức tạp của dây chuyền. Khi dây chuyền hỏng hóc, thiếu vật tư dự phòng, phải chờ đặt hàng với thời gian dài nên phải dừng hoạt động”.
Để giải quyết những khó khăn trên, ông Tuấn cho biết, lãnh đạo Vinachem đã báo cáo đề xuất 11 phương án với Chính phủ, Bộ Công Thương, trong đó có cả phương án đóng cửa Nhà máy. Nếu áp dụng phương án đóng cửa, nhà máy sẽ lỗ 1.000 tỷ đồng/năm để trả nợ, trả lãi.
Thiết bị châu Âu hay của Trung Quốc?
Ông Chu Văn Tuấn cho biết, công nghệ của Nhà máy Đạm Ninh Bình yêu cầu các thiết bị chủ yếu theo danh mục các nước G7, Mỹ, Nhật. Tuy nhiên, khác với ý kiến của ông Phó tổng giám đốc, trả lời báo chí trước đó, ông Nguyễn Gia Tưởng - Tổng giám đốc Vinachem lại cho biết: “Dây chuyền, máy móc thiết bị của Nhà máy chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, chất lượng ở mức trung bình, thường xuyên xảy ra sự cố. Việc mua vật tư, thiết bị dự phòng phải phụ thuộc nhà thầu Trung Quốc nên dây chuyền sản xuất thường xảy ra các sự cố”.
Theo Minh Đức
Tiền phong
Trước khi chờ chính sách quy hoạch, hỗ trợ ngành điều phát huy hiệu quả thì các DN sản xuất, chế biến, xuất khẩu cần chủ động đề ra hướng đi cho mình
Ngày 13/6, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Cuba, ông Rene Antonio Mesa Villafana và đoàn công tác đã đến thăm và làm việc tại Bộ Xây dựng nhằm trao đổi về tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực xây dựng giữa hai bộ.
Chủ tịch Gazprom Neft cho biết, thời điểm hiện tại, phía Gazprom Neft thấy chưa đồng ý với những đề xuất mà phía Việt Nam đưa ra.
Vị trí, vai trò ngành logistics đối với phát triển kinh tế đất nước, hội nhập kinh tế thế giới là rất quan trọng nhưng Việt Nam lại chưa có chiến lược quốc gia để logistics phát triển. Vì vậy, thời gian qua ngành logistics vẫn phát triển tự phát, nảy sinh nhiều bất cập, khiến chi phí dịch vụ logistics luôn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, giải pháp đang được đặt ra là phải làm gì để đưa ngành logistics phát triển và theo kịp với các nước trên thế giới.
Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Ngành Xi măng Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Các doanh nghiệp phải vươn ra khơi, sân chơi rộng lớn hơn đồng nghĩa với cơ hội và thách thức sẽ nhiều hơn.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành khai khoáng giảm 4,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%.
Siêu dự án thép hàng tỷ USD được khởi công năm 2007 nhưng đến nay hàng trăm ha đất vẫn bỏ hoang gây khó khăn cho người dân lẫn doanh nghiệp tại Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi).
Càng phát triển năng động, xuất khẩu gỗ càng phải phòng ngừa rủi ro.
Theo tổng hợp của BizLIVE, kết thúc quý I/2016, tổng doanh thu thuần của 10 doanh nghiệp may mặc niêm yết kỳ này đạt hơn 3.478 tỷ đồng, tăng nhẹ 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi tổng lợi nhuận sau thuế lại giảm tới 14,8%, chỉ đạt hơn 147 tỷ đồng.
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp đầu tư do điện than là hiểm hoạ môi trường đối với quốc gia và toàn cầu trong những thập niên sắp tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự