Việc trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở rộng cho Samsung Display đánh dấu một mốc quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và quá trình đầu tư của Tập đoàn Samsung nói riêng.

Trong Công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam vừa đề xuất chủ trương đầu tư dự án nghiên cứu tổng thể luồng tuyến tàu biển Cái Mép-Thị Vải với tổng mức đầu tư gần 6.400 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Về tính cấp thiết của dự án, Cục Hàng hải cho biết với chiều dài 49km trên sông Cái Mép - Thị Vải cho thấy đây là con sông hội đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển cảng biển và luồng hàng hải.
Trước đây, trong dự án Nghiên cứu phát triển cảng phía Nam Việt Nam của JICA, tuyến luồng Cái Mép - Thị Vải đoạn từ phao số “0” vào đến bến cảng Tông hợp Thị Vải (ODA) đã được nghiên cứu nâng cấp.
Trong giai đoạn lập thiết kế chi tiết cảng quốc tế Cai Mép - Thị Vải, tuyến luông được nghiên cứu thiết kế cho cỡ tàu lớn nhất là 75.000DWT đầy tải và tàu 80.000DWT giảm tải.
Lượng hàng thông qua luồng được dự báo cho các giai đoạn 2010-2020 là 16,8 triệu tấn/năm và 26,8 triệu tấn/năm.
Thực tế, sản lượng hàng hóa qua cảng và quá cảnh Nhóm 5 năm 2010 đạt 124,42 triệu tấn, gấp hơn 2,5 lần kết quả dự báo của JICA năm 2010 và vượt cả số dự báo năm 2020 của JICA.
Đối với khu vực Cái Mép - Thị Vải, chỉ riêng hàng khô qua cảng năm 2010 (16,837 triệu tấn) đã tương đương con số dự báo hàng qua luồng của khu Cái Mép - Thị Vải theo nghiên cứu của JICA. Nếu kể thêm hàng lỏng và hàng quá cảnh thì con số đã vượt khá nhiều.
Đặc biệt là trong những năm vừa qua khối lượng hàng quá cảnh các cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải tăng lên khá nhiều, đạt từ 8,73 triệu tấn (năm 2010) lên 25,65 triệu tấn (năm 2011) và đạt 19,30 triệu tấn (năm 2014).
Ông Đỗ Hồng Thái, Phó cục trưởng Cục Hàng hải nói: "Như vậy, khả năng thông qua của toàn tuyến luồng cần được nghiên cứu bổ sung một cách chi tiết hơn để có thể đáp ứng lượng hàng thông qua cụm cảng Cái Mép - Thị Vải năm 2020 theo Quyết định 3327/ỌĐ-BGVT là từ 101,6-109,2 triệu tấn".
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như các đoạn cong có bán kính cong khá nhỏ trên luồng hoặc tuyến bến của Tân Cảng Cái Mép được xây dựng lấn ra phía luồng cũng tiềm ẩn một nguy cơ lớn đối với an toàn hàng hải trên luồng; các phương tiện thủy nội địa lưu thông với mật độ lớn, neo đậu không đúng quy định.... đều tiềm ẩn các nguy cơ xảy ra tai nạn hàng hải.
Vị đại điện Cục Hàng hải khẳng định: "Quy hoạch định hướng phát triển hoàn chỉnh toàn bộ tuyến luồng cùng với lộ trình thực hiện nâng cấp, tạo sự chủ động cho quá trĩnh chuẩn bị đầu tư trong tương lai là rất cấp thiết".
Theo kế hoạch, nếu được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương thì thời gian thực hiện dự án sẽ từ trước năm 2018 và các giai đoạn sau năm 2020; 2025; 2030.
Việc trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mở rộng cho Samsung Display đánh dấu một mốc quan trọng trong thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và quá trình đầu tư của Tập đoàn Samsung nói riêng.
Việt Nam chủ yếu nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu bông từ nước ngoài, nhất là từ thị trường Châu Phi, Ấn Độ. Vì vậy, tăng tỷ giá sẽ khiến chi phí đầu vào tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản xuất.
Năng lượng hạt nhân không đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu năng lượng giai đoạn đến năm 2035 tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong số ít những nước đang đầu tư khai thác nguồn năng lượng này.
Theo Bộ Công Thương, trong những năm qua, ngành Sữa Việt Nam đã được đầu tư, trang bị hệ thống thiết bị, công nghệ với qui mô hoàn chỉnh, hiện đại; là một trong số ít ngành có trình độ công nghệ khá so với trình độ công nghệ của thế giới.
Khi chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được tự do lựa chọn bán điện cho 5 tổng công ty phân phối. Các khách hàng lớn đủ điều kiện sẽ được trực tiếp mua điện từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường điện. EVN bị xóa thế độc quyền.
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Bộ Công Thương đặt ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 7,0-7,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá tăng bình quân khoảng 10-12%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng bình quân dưới 10-12%/năm. Cân bằng cán cân thương mại đến năm 2020.
Cơ cấu nhập khẩu của VN từ thị trường Trung Quốc có khoảng 60% là nguyên vật liệu, trên 30% cho máy móc thiết bị và chỉ gần 10% cho tiêu dùng...
Với tình hình hiện tại, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành ô tô Việt sẽ còn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.
Trước tình hình giá dầu giảm, những công ty khai thác dầu khí không mở rộng hoặc ngừng các hoạt động khoan, thăm dò và khai thác dầu khí...
Với tốc độ tiêu thụ than nội địa tăng liên tục theo từng năm, Việt Nam sẽ từ nước xuất khẩu than trở thành nước nhập khẩu; đặc biệt là than cho phát triển nhiệt điện. Trong khi đó, việc nhập khẩu này được cho là khó khăn và chi phí cao.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự