Với kỳ vọng mới vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành dệt may Việt Nam đang quyết tâm trở lại thời hoàng kim - khi mà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều ở mức 2 con số.

Nhu cầu phát triển nhiệt điện than ở Đông Nam Á đã kích ngòi cuộc đối đầu địa chính trị mới giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Các quốc gia thành viên ASEAN những năm gần đây đẩy mạnh các dự án nhiệt điện than nhằm đáp nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, nhờ sự hỗ trợ từ hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.
Trung Quốc soán ngôi Nhật Bản
Báo cáo của IEA và Công ty tư vấn và nghiên cứu năng lượng Wood Mackenzie (Anh) dự đoán các quốc gia Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ tiêu thụ phần lớn sản lượng than trên toàn cầu trong hai thập niên tới. IEA dự báo VN, nước tiêu thụ than lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia, sẽ trở thành nước nhập khẩu than nhiều nhất khu vực vào năm 2040, theo Reuters. Nhiều chuyên gia cảnh báo chính phủ các nước ASEAN nên hoạch định chính sách dài hạn nhằm cân bằng giữa “giải pháp năng lượng rẻ tiền” và bảo vệ sức khỏe người dân, môi trường.
Tổ chức Năng lượng thế giới (IEA) đánh giá mặc dù Trung Quốc tuyên bố cắt giảm nhiệt điện than để chống ô nhiễm, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào nguồn năng lượng này. Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển nhà máy điện than thân thiện môi trường và xuất khẩu công nghệ này để tăng cường sức ảnh hưởng trong khu vực, theo tờ South China Morning Post.
Trung Quốc hiện là nhà xuất khẩu thiết bị công nghiệp điện than hàng đầu châu Á sau khi soán ngôi Nhật Bản hồi năm 2000. Các tập đoàn Trung Quốc đã ký hợp đồng xây dựng trên 1.600 nhà máy điện than tại 62 quốc gia. Trung Quốc còn là nhà cung cấp công nghệ lớn nhất cho Ấn Độ và là nhà đầu tư lớn thứ hai sau Nhật Bản trong các dự án nhiệt điện than ở VN, đồng thời đang xây dựng nhà máy điện than sạch đầu tiên tại Bangladesh.
Giữa lúc Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng đa quốc gia hạn chế cho vay vốn thực hiện dự án điện than vì lo ngại gây ô nhiễm môi trường, các ngân hàng Trung Quốc sẵn sàng rót vốn mạnh hơn so với Nhật Bản, theo báo cáo của chuyên gia phân tích thị trường Mỹ Frederick Kuo. Trong giai đoạn tháng 1.2010 - 3.2017, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản tham gia 5 dự án, trong khi đó Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc ký đến 7 thỏa thuận. Riêng trong năm 2017, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Trung Quốc cho vay 25,6 tỉ USD (584 nghìn tỉ đồng) thực hiện các dự án năng lượng toàn cầu. Con số này cao hơn mức 22,6 tỉ USD của Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế.
Nhật đảm bảo điện than sạch
Về phía Nhật Bản, kể từ thảm họa rò rỉ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima năm 2011, Tokyo đẩy mạnh sử dụng và phát triển nhằm dẫn đầu trong công nghệ điện than. Nhật Bản tuyên bố sở hữu công nghệ nhà máy điện than sạch và hiệu quả nhất thế giới, đốt ít than nhưng sản xuất nhiều điện hơn. Thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á, Nhật Bản đã cam kết đầu tư 6,1 tỉ USD cho các dự án ở các nước khu vực sông Mê Kông cùng nhiều dự án khác từ VN đến Myanmar. Điều này giúp chính phủ các nước trong khu vực có thêm lựa chọn thay vì chỉ mỗi Trung Quốc.
“Ngoài ra, Tokyo còn có nhiều ưu thế thông qua thỏa thuận Đối tác năng lượng chiến lược Mỹ - Nhật ký kết với chính phủ của Tổng thống Donald Trump. Thỏa thuận này có thể là yếu tố bất ngờ thay đổi cục diện trong cuộc cạnh tranh Nhật - Trung”, chuyên gia Kuo nhận định. Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry nhiều lần nhấn mạnh rằng than là yếu tố then chốt trong chính sách năng lượng của chính phủ Tổng thống Trump. Washington đang cân nhắc thành lập liên minh quốc tế cam kết áp dụng công nghệ năng lượng dùng nhiên liệu hóa thạch sạch, bao gồm ASEAN.
Khi phóng viên Thanh Niên đặt câu hỏi liệu Tokyo đầu tư mạnh vào điện than có đi ngược lại tinh thần cam kết hợp tác với ASEAN nhằm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, một quan chức Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết chương trình hỗ trợ tuân thủ hai mục tiêu. “Thứ nhất, chúng tôi nỗ lực hỗ trợ theo nhu cầu của nước sở tại. Thứ hai, những nhà máy điện than do Nhật Bản xây dựng ở Đông Nam Á có công nghệ đảm bảo giữ gìn môi trường”, ông Ryuzo Sugimoto, Giám đốc Văn phòng Hợp tác quốc tế thuộc Cục Môi trường toàn cầu của Bộ Môi trường Nhật Bản, nói.
Phúc Duy - Trọng Kha
Theo Thanhnien.vn
Với kỳ vọng mới vào Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngành dệt may Việt Nam đang quyết tâm trở lại thời hoàng kim - khi mà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều ở mức 2 con số.
Ngành công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế.
Cơ hội và thách thức luôn song hành trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với những ngành hàng có giá trị cao như ngành thép. Việc các nước đều đang có biện pháp bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước chính là thách thức đòi hỏi cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam phải bứt phá vươn lên, đồng hành liên kết tạo sức mạnh để cạnh tranh, trụ vững trên trường quốc tế và chính sân nhà.
Indonesia từng đi vào “vết xe đổ” của Malaysia là ngăn xe nhập khẩu khi triển khai chiến lược xây dựng nhãn hiệu ô tô của Indonesia.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Tư ước tính tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 12,3%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,6%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,6%; khai khoáng giảm 5%.
Năng lực cạnh tranh của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng dệt may đang sụt giảm mạnh sau khi nhiều khách hàng chuyển đơn hàng sang Việt Nam và những nước khác.
Bài toán tồn tại của các doanh nghiệp thực phẩm là cần người dẫn đầu có vốn, có nhiệt huyết dẫn dắt để đối trọng trong cạnh tranh
Ngoài những khó khăn về tìm nguồn vốn, giải phóng mặt bằng... những dự án năng lượng tái tạo vẫn còn nhiều vướng mắc khác…
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á và thứ hai châu Á về sản xuất đồ gỗ nhưng vẫn thua xa nước láng giềng Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách chuyển hướng sản xuất phục vụ thị trường nội địa của Trung Quốc đang tạo ra sự chuyển dịch nhiều đơn hàng xuất khẩu đến Việt Nam.
Chi phí dịch vụ logistics cao, một nguyên nhân chính làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics trong nước
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự