Đó là nhận xét của Chủ tịch UB TW MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tại lễ diễu hành chương trình "Tự hào thương hiệu Việt Nam" diễn ra sáng nay.

DN cơ khí trong nước đang rất chật vật để tham gia các dự án thầu sử dụng vốn Nhà nước, nguyên nhân được cho là do các chính sách thầu còn lỏng lẻo và tâm lý sính ngoại vẫn đang đè nặng.
Vi phạm Luật Đấu thầu?
Ông Trần Thọ Huy – Tổng Giám Đốc Cty Cổ Phần Thang máy Thiên Nam chia sẻ, với Thiên Nam, tại các tỉnh, thành phố phía Bắc, Cty không được cung cấp một sản phẩm nào cho các công trình, dự án có nguồn vốn đầu tư công. Tại các tình, thành phố khu vực phía Nam, tình hình có thuận lợi hơn. Về nguyên nhân chủ quan, ông Huy cho rằng có thể do Cty chưa làm tốt công tác tiếp thị tại khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trừ một số rất ít gói thầu chấp nhận thang máy sản xuất trong nước, còn lại đa phần đều yêu cầu thang máy phải được nhập khẩu từ các nước G7 hoặc ASEAN, hoặc phải có thương hiệu G7.“Việc quy định như trên là vi phạm Luật Đấu thầu bởi Luật quy định không được nêu xuất xứ hàng hóa”,ông Huy khẳng định.
Ông Thông cho biết, gần đây, khi mua hồ sơ một số gói thầu lắp đặt thang máy và phát hiện có gói thầu có nội dung trái với Chỉ thị 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, các DN đã gửi kiến nghị tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT). Ngay sau đó, Bộ KH-ĐT đã có phản hồi. Hiện các DN đang chờ đợi quyết định của Bộ KH-ĐT về vấn đề này.
Tương tự, trong lĩnh vực thiết bị điện, Cty Cổ phần Điện Trường Giang (TGE) có thể sản xuất các loại tủ điện MV đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các công trình điện tại VN và đã được khách hàng công nhận chất lượng trong suốt 15 năm qua. Tuy nhiên, TGE mới chỉ tham gia vào được một số dự án ngành điện tại phía Nam, còn rất nhiều các dự án khác trên cả nước và trong các lĩnh vực công nghiệp khác, TGE chưa được tham gia. Lý giải về tình trạng trên, ông Nguyễn Ngọc Thông – TGĐ TGE cho rằng, hầu hết các gói thầu quốc tế lớn, DN trong nước không có cơ hội tham gia thầu do hồ sơ thầu yêu cầu nhiều điều kiện mà DNVN khó đáp ứng. Các hồ sơ thầu sử dụng vốn của Nhà nước vẫn chưa đưa những yếu tố hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước. Trong các gói thầu lớn sử dụng nguồn vốn ODA, tư vấn thiết kế nước ngoài thường viết hồ sơ kỹ thuật bất lợi cho các nhà sản xuất trong nước… Hay như thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng ở mức 0% nên sẽ khuyến khích các DN thương mại nhập khẩu trực tiếp.
“Kẽ hở” từ chính sách
Trong khi các DN cơ khí “kêu” về tình trạng khó khăn của mình, trong một bản đánh giá gần đây của Bộ Công Thương về 5 năm thực hiện chỉ thị Chỉ thị 494/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước trong công tác đấu thầu các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước, Bộ này cũng thừa nhận rằng còn nhiều điều chưa làm được để hỗ trợ DN cơ khí trong nước phát triển. Cụ thể, hầu như chưa có hàng rào kỹ thuật (nhất là các tiêu chuẩn liên quan đến bảo vệ sức khỏe người sử dụng, đến tiêu chuẩn tiêu hao năng lượng….) đối với các hàng hóa, đặc biệt các sản phẩm cơ khí. Chưa có các chính sách hỗ trợ đối với DN sản xuất máy móc, thiết bị trong nước sản xuất được, đặc biệt chính sách và biện pháp thúc đẩy ngành cơ khí phát triển để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các dự án đầu tư. Chưa có chính sách hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, mua bán bản quyền thiết kế, đặc biệt trong việc đầu tư các phần mền thiết kế chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất các ngành thủy điện, xi măng, hóa chất, dầu khí, khai khoáng…
Tuy nhiên, theo ông Trần Thành Trọng, TGĐ Cty CP Sáng Ban Mai, ngoài những “kẽ hở” chính sách, ngay bản thân nhiều chủ đầu tư, đơn vị tư vấn đấu thầu vẫn còn tâm lý sính ngoại. “Thậm chí không loại trừ nguyên nhân cố tình hướng đến một sản phẩm ngoại nhập nào đó với giá cao để trục lợi”, ông Trọng nói.
Đó là nhận xét của Chủ tịch UB TW MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân tại lễ diễu hành chương trình "Tự hào thương hiệu Việt Nam" diễn ra sáng nay.
Mặc dù các cơ quan chức năng đã nghiêm cấm sử dụng chất tạo nạc trong chăn nuôi, thế nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao những chất này vẫn xuất hiện nhan nhản trên thị trường?
Chỉ riêng số hàng trên 2 ôtô đầu kéo bị tạm giữ đã trên 150 tấn, chủ yếu là máy móc Trung Quốc cũ không còn dùng được, trong khi tờ khai hải quan của công ty Hùng Tiến chỉ 80 tấn.
Nếu chạy xe, động cơ bằng xăng A100 thì lượng chất thải thoát ra ngoài môi trường giảm đi 1/3 hay chỉ bằng 2/3 lượng chất thải khi dùng xăng A92, A95.
Mưa lũ lớn kéo dài trong những ngày qua đã gây thiệt hại to lớn đến sản xuất của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV). Theo TKV, mưa lũ gây bồi lấp trạm xử lý nước thải; phá vỡ bao đê các kho than, gây sạt lở hệ thống giao thông, tuyến đường vận chuyển than bị chia cắt, ngừng trệ, ảnh hưởng lâu dài đến sản xuất…
Trong tổng số 258 tỷ USD vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam, chỉ có khoảng 10 tỷ USD được rót vào ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ngày 31-7, khu hạ tầng dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhật Bản được thành lập tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) với diện tích 18,2ha, vốn đầu tư khoảng 772 tỉ đồng.
Doanh nghiệp Việt nên liên kết với doanh nghiệp Nhật để giải quyết bài toán về công nghệ nguồn thay vì nhập thiết bị công nghệ từ Nhật với giá cao.
Tổng nợ của Vinaxuki đã lên tới 1.618 tỷ đồng. Trong đó nợ vay tại BIDV là 763 tỷ đồng, tại VIB là 53 tỷ đồng. Các khoản nợ tại Vietinbank (159 tỷ đồng) và tại Vietcombank (643 tỷ đồng) đã được các ngân hàng này bán cho VAMC
Trước những bất cập trong cơ chế đấu thầu, hàng loạt giải pháp đã được cả Bộ Công Thương và các DN cơ khí đưa ra với hi vọng tỉ lệ tham gia vào các dự án sẽ nhiều hơn trong những năm tới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự