Nguồn cao su tự nhiên dồi dào cộng với nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển gia tăng đã thu hút nhiều “đại gia” ngành săm lốp trên giới đến Việt Nam, khiến thị trường săm lốp sôi động và cạnh tranh gay gắt.

Dù không ai muốn phải sử dụng, nhưng công nghiệp dược vẫn luôn phát triển trên thế giới!
Thị trường dược phẩm nhiều hứa hẹn
Ngành dược thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển công nghiệp dược, tiếp sau đó là Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan,…Qua nhiều thập kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm một số tập đoàn dược phẩm khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát nền công nghiệp dược toàn cầu.
Dân số toàn tầu tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60 (BĐ1), cùng môi trường sống bị ô nhiễm là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng nhu cầu về thuốc men chăm sóc sức khỏe con người, tác động tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới. Theo dự báo, tổng giá trị tiêu thụ thuốc thế giới từ 731 tỷ USD năm 2007 sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ USD vào năm 2017 (BĐ2).
Năm 2011, Mỹ dẫn đầu, chiếm 34% tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới, kế đến là Nhật 12%. Tổng giá trị tiêu thụ thuốc tăng trưởng chủ yếu ở các nước có nền công nghiệp dược đang phát triển, dự báo đến 2016 tăng đến 30%, tuy vậy chưa có thay đổi vị trí thứ hạng của các nước (BĐ3).
Giai đoạn 2012-2017, tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở các nước có công nghiệp dược phát triển sẽ chậm lại, bình quân khoảng 1% - 4%, đáng lưu ý là Pháp và Tây Ban Nha dự kiến sẽ tăng trưởng âm. Nhóm các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ do chi tiêu cho dược phẩm của người dân các nước này hiện còn khá thấp. Trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với mức tăng trưởng 15% - 18% (Bảng 1), điều này sẽ làm cho Trung Quốc có tổng giá trị tiêu thụ thuốc đứng thứ nhì thế giới, chỉ sau Mỹ trong vài ba năm tới; Ấn Độ sẽ có mức tăng trưởng từ 11% -14%.
Tương lai thị trường dược phẩm khu vực Đông Nam Á đầy hứa hẹn, Singapore sẽ có mức tăng trưởng hàng năm là 9,3%, sẽ là trung tâm thương mại dược phẩm quan trọng thế giới, kết nối khu vực này với phía Tây.
BĐ1: Phát triển dân số trên 60 tuổi trên thế giới
BĐ2: Tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên thế giới
BĐ3: Tỷ trọng giá trị tiêu thụ thuốc theo quốc gia
Bảng 1: Dự báo mức tăng trưởng hàng năm của thị trường dược phẩm ở một số nước (2012-2017)
Chi tiêu và xu hướng sử dụng thuốc
Nhóm các quốc gia phát triển có nền kinh tế tiên tiến và hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt có mức chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu người cao. Dự báo 2016, người Mỹ, Nhật và Canada có mức chi nhiều nhất thế giới, theo thứ tự là 892, 644 và 420 USD/người/năm, trong khi mức chi bình quân đầu người trên toàn thế giới là 186 USD/người/năm. Chỉ ba nước dẫn đầu này đã chiếm 55% tổng giá trị tiêu thụ thuốc toàn cầu. Trong nhóm các nước có công nghiệp dược đang phát triển, Trung Quốc có mức chi tiêu 121 USD/người/năm và Ấn Độ 33 USD/người/năm, là quốc gia có mức chi cho tiêu thụ thuốc thấp nhất thế giới (BĐ4).
Là hai quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn độ với dân số gần 3,7 tỉ người (chiếm hơn 50% dân số thế giới) cùng các quốc gia đang phát triển có mức chi cho tiêu thụ thuốc ước tính tăng mạnh, sẽ là thị trường tiềm năng trong thời gian sắp tới.
BĐ4: Dự báo chi cho tiêu thụ thuốc bình quân đầu người ở một số nước, năm 2016
Xu thế phát triển ngành dược là tất yếu trong bối cảnh dân số toàn cầu hiện nay, 50% tổng chi tiêu cho thuốc toàn cầu dành điều trị 5 nhóm bệnh chính là ung thư, tiểu đường, hen suyễn hô hấp, hệ miễn dịch và kiểm soát mỡ máu (BĐ5). Thuốc điều trị các bệnh này cũng sẽ thu hút quan tâm của các nhà sản xuất từ nay đến năm 2017.
BĐ5: Chi tiêu sử dụng thuốc theo loại bệnh, năm 2017
Tùy theo khu vực mà các loại thuốc được quan tâm sử dụng sẽ khác nhau. Dự báo năm 2017, biệt dược các loại sẽ được tiêu thụ ở các thị trường phát triển với tỷ trọng cao: 67% và thuốc generics, loại thuốc với giá rẻ chỉ chiếm 21%, trong khi ở các thị trường đang phát triển chỉ tỷ trọng biệt dược ở mức 26% và thuốc generic là 63%. Nhìn chung trên toàn cầu, nhóm biệt dược sẽ chiếm ưu thế với 52% và nhóm thuốc generic chiếm 36% trong cơ cấu tiêu thụ thuốc (BĐ6).
Các nguyên liệu sản xuất thuốc cổ truyền có nguồn gốc thiên nhiên và chiết xuất từ thực vật đang nổi lên như trào lưu mới, nhằm tạo ra các loại thuốc mới ít tác dụng phụ và thân thiện với con người hơn. Các loại thuốc cổ truyền này sẽ phát triển tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ, được sản xuất chủ yếu từ các doanh nghiệp địa phương.
Biệt dược hay thuốc mang tên thương mại (specialties, brand): là các loại thuốc đặc biệt, những loại thuốc mới được sáng chế và độc quyền sản xuất. Tên của biệt dược là do các nhà khoa học hay nhà sản xuất đặt cho và có thể không phụ thuộc gì vào tên hóa học của hoạt chất chính có trong thuốc đó.
Thuốc generic: thuốc được sản xuất theo thuốc đã hết hạn bảo hộ độc quyền sáng chế. Các loại thuốc này có chi phí và giá thành sản xuất thấp hơn nhiều lần biệt dược (specialties, brand) do không tốn chi phí nghiên cứu ban đầu.
BĐ6: Thị trường theo phân loại thuốc generic và biệt dược
BĐ7: Phát triển giá trị tiêu thụ biệt dược trên thế giới
Các “đại gia” ngành dược
Các tập đoàn dược phẩm ở những nước có nền công nghiệp dược phát triển đã mở rộng quy mô vượt tầm quốc gia, có mặt trên toàn cầu. Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn trên thế giới tập trung ở khu vực Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy sĩ,…) có tổng doanh thu năm 2012 là 471 tỷ USD, chiếm 66% tổng doanh thu thuốc toàn cầu. Dự báo đến 2018 nhóm này đạt 529 tỷ USD, chiếm 59% tổng doanh thu thuốc toàn cầu. Tỷ lệ này giảm sút là do sự trỗi dậy của các quốc gia có công nghiệp dược đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Trung Quốc và Ấn Độ sẽ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phẩm lớn nhất thế giới.
BĐ8: 20 công ty dược hàng đầu thế giới theo doanh thu
Nguồn cao su tự nhiên dồi dào cộng với nhu cầu sử dụng các phương tiện vận chuyển gia tăng đã thu hút nhiều “đại gia” ngành săm lốp trên giới đến Việt Nam, khiến thị trường săm lốp sôi động và cạnh tranh gay gắt.
Vận chuyển là một trong những nhu cầu quan trọng trong đời sống hàng ngày, hầu hết các phương tiện vận chuyển đều sử dụng săm lốp cao su, nên kinh tế toàn cầu dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành săm lốp vẫn có nhiều kỳ vọng.
Ngành dầu thực vật có tiềm năng lớn ở Việt Nam. Năm 2011, mức tiêu thụ đạt khoảng 700 ngàn tấn, ước tính đạt 1 triệu tấn năm 2012. Thống kê cho thấy, dầu ăn chiếm tới 29 % cơ cấu thực phẩm tiêu dùng hàng năm của người Việt, chỉ sau mì ăn liền.
Hiện Việt Nam đang thiếu 6,5 tỉ mét vải, và để đầu tư sản xuất ra lượng vải này đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư khoảng 6,5 tỉ đô la Mỹ, trong đó máy móc thiết bị chiếm 60%, tức ngành dệt cần khoảng 3,9 tỉ đô la Mỹ đầu tư cho máy móc.
Sự bùng nổ của kênh bán hàng tiện lợi, thương mại điện tử, thị trường nông thông và vùng sâu, vùng xa sẽ là những xu hướng kinh doanh chi phối đến sự phát triển của thị trường logistics Việt Nam trong thời gian tới.
Xe máy từ chỗ phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, tới nay ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam đã phát triển và có thể tự sản xuất được khoảng 75% các loại linh kiện, phụ tùng.
Cây dừa (Cocos nucifera L.) có thể cao tới 30 m, phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt; là loại cây trồng có giá trị kinh tế, tất cả các phần của quả và thân cây dừa đều sử dụng được và là nguyên liệu cho nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Ngày 10/01/2014 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 68/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước.
Một dạng công nghệ cao - công nghệ vi mạch bán dẫn là kết quả tổng hợp nhiều ngành khoa học và công nghệ khác nhau, đã từng tạo ra các loại sản phẩm chỉ ứng dụng trong những lĩnh vực đặc biệt với chi phí cao, nay đã rất gần gũi trong đời sống thường ngày của mỗi người.
Việc tăng thuế suất tài nguyên sẽ làm tăng chi phí khai thác khoáng sản, khiến DN chỉ tập trung khai thác phần quặng giầu, bỏ lại quặng nghèo, gây lãng phí tài nguyên; đi kèm với rất nhiều hệ lụy kinh tế - xã hội – môi trường...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự