Bên cạnh nguồn năng lượng tái tạo từ mặt trời thì năng lượng gió cũng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu điện trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Nếu không thay đổi, ô tô sản xuất trong nước sẽ không cạnh tranh được với ô tô nhập khẩu giá rẻ, chứ chưa nói đến chuyện xuất khẩu.
Mấy tháng đầu năm, giá xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi nhập về Việt Nam đã giảm tới gần 200 triệu đồng/chiếc so với cùng kỳ năm ngoái. Lý do là từ năm 2017, thực hiện nội dung Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước nội khối ASEAN (Indonesia, Thái Lan) về Việt Nam giảm từ mức 40 xuống còn 30%.
Lượng xe nhập khẩu do đó đã tăng chóng mặt. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong gần 3 tháng đầu năm 2017, đã có tổng cộng hơn 14.400 xe ô tô dưới 9 chỗ nhập về Việt Nam, gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2016 có gần 5.700 ô tô dưới 9 chỗ nhập về Việt Nam).
Chỉ tính riêng tại cảng SPCT tại khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh, lượng xe ô tô do các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài làm thủ tục nhập khẩu đã tăng mạnh. Đại diện chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hiệp Phước cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2017, đã có trên 5.500 xe ô tô các loại nhập khẩu từ các nước ASEAN về cảng SPCT, tăng gấp hơn 3 lần so với lượng xe ô tô nhập khẩu cùng kì năm 2016 (1.557 xe).
Đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu của cảng này cho hay, những tháng cuối năm 2016, các DN ngưng nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN, dồn hàng vào đầu năm 2017, khiến lượng ô tô làm thủ tục thông quan trong những tháng đầu năm tăng rất cao.
Nếu như cách đây chừng 5 năm, sức ép của ô tô nhập khẩu từ các nước ASEAN mới chỉ nhen nhóm thì đến nay mối lo đó đã hiện hữu rõ. Mức giảm thuế 10% tuy nhỏ nhưng ngay lập tức đã tác động đến thị trường ô tô nhập khẩu. Đến năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô trong ASEAN sẽ giảm mạnh còn 0%, chắc chắn sẽ tác động rất lớn đến sản xuất ô tô trong nước. 9 tháng là khoảng thời gian còn lại cho sự chuẩn bị của các DN sản xuất ô tô nội địa.
Tập trung vào dòng chủ lực để tăng sản lượng
Trước tình hình này, các DN ô tô lớn đã tính đến việc giảm sản xuất một số dòng xe, chỉ tập trung ở một số dòng chủ đạo.
Trong cuộc tọa đàm mới đây với Bộ Công Thương, đại diện của Toyota cho biết đã quy hoạch lại chiến lược sản xuất, kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Cụ thể, để thích ứng với tình thế mới, Toyota Việt Nam bắt buộc phải mở rộng danh mục sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, Toyota Việt Nam sẽ thu hẹp dần danh mục xe lắp ráp trong nước. Việc thu hẹp số lượng sản phẩm lắp ráp, trong đó tập trung vào các mẫu xe trọng điểm thay vì dàn trải như trước đây sẽ giúp sản lượng của các mẫu xe này tăng lên.
“Làm sao để người tiêu dùng trong nước muốn mua loại xe đó thì chỉ mua được từ Việt Nam”.
Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)
Các hãng xe lớn khác như Honda hay Ford cũng cho biết sẽ tính toán để thu hẹp danh mục xe lắp ráp trong nước xuống còn khoảng 2 - 3 mẫu xe để tập trung cho việc tăng sản lượng.
Hãng xe trong nước có thị phần lớn nhất là Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco Group) đã phải tính đến chuyện “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”, chấp nhận giảm tỷ lệ lợi nhuận xuống mức thấp nhất thông qua việc hạ giá bán để đổi lấy việc tăng sản lượng.
Chẳng hạn như với mẫu xe Mazda, DN này có chiến lược giảm giá, chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với người tiêu dùng để cố gắng đạt mức sản lượng bán hàng tối thiểu 50.000 chiếc/năm (năm 2016 đã đạt hơn 30.000 xe). Đây là mức sản lượng đủ để Tập đoàn Mazda chuyển giao nhà máy, công nghệ cho Thaco. Khi nhận chuyển giao, ô tô Mazda sản xuất tại Việt Nam cũng sẽ đáp ứng được tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên để được hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu sang các nước ASEAN.
Ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco Group tiết lộ, sở dĩ lâu nay xe Mazda hay Kia có giá bán “mềm” nhất thị trường chính là vì Trường Hải đang thực hiện chiến lược này, chấp nhận lợi nhuận ở mức thấp nhất, có thời điểm chấp nhận hòa hoặc lỗ, để đổi lấy dung lượng thị trường.
Ông Dương nhìn nhận, năm 2018, thuế nhập khẩu về 0% không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội cho DN. Bởi lẽ, nếu đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 40%, xe lắp ráp tại Việt Nam cũng sẽ xuất khẩu được ra các nước ASEAN theo mức thuế suất 0%. Để làm được điều này, trước mắt Trường Hải tập trung cho thương hiệu Mazda.
Một trong những động thái thể hiện rõ quyết tâm của Trường Hải là không ngừng đầu tư lớn vào sản xuất ô tô. Cuối tháng 3 vừa rồi, Trường Hải đã khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô Mazda (Thaco Mazda) tại Quảng Nam với công suất 100.000 xe/năm với tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng. Dự kiến nhà máy sẽ hoàn thành và hoạt động vào tháng 4/2018.
Theo các chuyên gia, cách mà các DN sản xuất ô tô trong nước đang thực hiện sẽ giúp họ thích ứng với cuộc đổ bộ ào ạt của ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia; đồng thời, các mẫu xe chủ lực của DN cũng sẽ đạt được tiêu chí để hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu trong khu vực.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), việc mỗi DN chỉ tập trung vào một vài mẫu xe chủ lực là hướng đi đúng trong bối cảnh hiện nay. “Làm sao để người tiêu dùng trong nước muốn mua loại xe đó thì chỉ mua được từ Việt Nam. Có như vậy mới mong tăng dung lượng thị phần”, ông Hải nói.
Bên cạnh nguồn năng lượng tái tạo từ mặt trời thì năng lượng gió cũng được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam bắt kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu điện trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ năm 2018, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; trong đó, có sản phẩm dệt may và da giày.
Trong khi ngành dâu tằm tơ Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm đường phát triển bền vững chưa xong thì nay lại thêm mối lo từ các nhà đầu tư Trung Quốc núp bóng gây bất ổn thị trường.
Thực tế cho thấy công nghiệp ôtô là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của nhiều quốc gia. Minh chứng rõ nét cho nhận định này là các nền kinh tế hàng đầu đều có ngành công nghiệp ôtô rất phát triển phục vụ giao thông vận tải trong nước và nâng cao kim ngạch xuất khẩu.
Không thể phủ nhận tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên những khó khăn phải đối diện là không ít trong bối cảnh hội nhập.
Năm 2015, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện của nước ta khoảng 13.000 MW sản xuất 48,5 tỷ kWh (chiếm hơn 30% tổng sản lượng điện của cả nước), tiêu thụ khoảng 24 triệu tấn than trong nước thải ra hàng triệu tấn tro xỉ.
Đây là ngành công nghiệp được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Đặc thù ngành ô tô trong nước cho thấy nhiều khi chính các doanh nghiệp sản xuất lại nhập khẩu ô tô nhiều nhất
Năm 1995, khi công nghiệp ô tô trong nước mới chập chững phát triển thì ở Thái Lan, họ đã nâng mức tỷ lệ nội địa hóa của ô tô lên 70%. Năm 2010, chúng ta tuyên bố sự thất bại trong những nỗ lực nâng tỷ lệ nội địa hóa của ô tô trong nước lên 60% thì báo chí khu vực coi Thái Lan là ông vua ô tô của Đông Nam Á, còn báo chí quốc tế thì gọi Thái Lan là trung tâm sản xuất ô tô của toàn châu lục.
Dệt may Việt Nam mới chỉ mạnh khâu may, còn các khâu còn lại như sợi, dệt, nhuộm chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ ô tô còn yếu còn xe máy đã phát triển mạnh với tỷ lệ nội địa hóa tới 97%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự