Chi phí chính thức thông quan 1 container hàng xuất khẩu chỉ 20.000 đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp phải chi từ 50.000 - 400.000 đồng, tức là gấp đến 20 lần cho một lô hàng. Thậm chí có doanh nghiệp phải chi 1 triệu đồng/lô hàng cho phí bến cảng...

Trước áp lực cạnh tranh, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp ngành da giày cần hướng tới thị trường nội địa nhiều hơn. Đặc biệt, mẫu mã phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Theo Bộ Công Thương, sản lượng giày dép da tháng 9 năm 2015 ước đạt 29,1 triệu đôi, tăng 34,1% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại tháng 9 ước đạt 850 triệu USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ.
Tính chung 9 tháng năm 2015, sản lượng giày dép da ước đạt 241,9 triệu đôi, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại ước đạt 8,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ.
Bộ Công Thương cho hay, giống như ngành dệt may, diễn biến phức tạp của việc điều chỉnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ trước mắt chưa tác động gì nhiều đến doanh nghiệp da giày. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ gây áp lực cạnh tranh lớn khi xuất khẩu vào Trung Quốc cũng như nhiều thị trường truyền thống khác của Việt Nam.
Mặt khác, đồng nhân dân tệ giảm giá giúp cho doanh nghiệp trong lĩnh vực da giày tiếp cận với nguồn nguyên liệu rẻ hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này.
Bên cạnh chú trọng xuất khẩu, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp ngành da giày cũng cần hướng tới thị trường nội địa nhiều hơn. Đặc biệt, mẫu mã phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Ngoài ra, hệ thống phân phối của các doanh nghiệp da giày cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm thị trường trong nước.
Phát biểu tại hội nghị, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu cho hay, khi Việt Nam mở cửa thị trường, các thương vụ cần rà soát các biện pháp phòng vệ thương mại để đề ra giải pháp, nghiên cứu tác động và khả năng cạnh tranh của hàng hóa ở Việt Nam
"Nhiều nước cũng có xu hướng điều chỉnh tỷ giá để cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc, không loại trừ có cả Việt Nam. Sau khi ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá đã có những tác động tích cực, quan trọng nhất là nhằm mục tiêu khai thông thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu,", ông Chinh nói.
Cũng theo ông Chinh, cần đổi mới công tác thị trường và Xúc tiến thương mại, tuyên truyền phổ biến các FTA, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc cấp C/O qua mạng. Hiệp hội ngành hàng cần động viên các doanh nghiệp tham gia vì hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa ít đi xi cấp C/O qua mạng.
Về tự chứng nhận xuất xứ, Bộ Công Thương đã giao cho các doanh nghiệp có uy tín tự đứng ra chứng nhận xuất xứ của mình.
Chi phí chính thức thông quan 1 container hàng xuất khẩu chỉ 20.000 đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp phải chi từ 50.000 - 400.000 đồng, tức là gấp đến 20 lần cho một lô hàng. Thậm chí có doanh nghiệp phải chi 1 triệu đồng/lô hàng cho phí bến cảng...
Sản xuất bao bì có liên hệ mật thiết với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, thế nhưng doanh nghiệp Việt đang bị lép vế trước sự lấn lướt của số đông doanh nghiệp nước ngoài.
Ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia vào chuỗi giá trị này ở giai đoạn giữa. Giai đoạn đầu và giai đoạn cuối đang thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Gia nhập TPP, ngành logistics Việt Nam không chỉ phát triển theo hướng sản xuất, mà còn có cơ hội tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải của thế giới...
Nếu xét riêng ngành logistics, chúng ta đã thua Singapore và Thái Lan. Thậm chí, nếu không tiến lên, Việt Nam sẽ thua Lào, Campuchia...
Trong khi có không ít các đại gia bày tỏ tham vọng muốn nhảy vào lĩnh vực cảng biển, thì không ít ông lớn lại “mắc cạn” với cuộc chơi lắm tiền nhiều của này.
Dù được đánh giá có mức tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng 16% mỗi năm, tổng tiêu thụ thuốc khoảng 3,3 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức khi Hiệp định TPP được ký kết.
Việc nhập khẩu tới 42% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang khiến cho ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP như mọi người vẫn nghĩ.
SSI Reseach vừa đưa ra báo cáo tổng quan về ngành đồ uống và thực phẩm (F&B) trong nước. Theo nhận định của SSI, triển vọng với ngành này tương đối tích cực do giá nguyên liệu đầu vào giảm.
Các đồ dùng cá nhân xa xỉ chỉ là một góc rất nhỏ của đế chế hàng xa xỉ. Ở cấp cao hơn, có thể tìm thấy công nghiệp xa xỉ ở các ngành từ y tế đến ngân hàng, mặc dù hầu hết các chuyên gia phân tích bỏ qua chúng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự