Trong cuộc cạnh tranh đầy gay gắt với thép Trung Quốc, các công ty thép của Việt Nam sẽ phải chọn hướng đi nào để không bị ngã quỵ?

Được xem là “cửa mở” cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, song việc chọn cách tiếp cận nào để ngành ô tô có thể “cất cánh” khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực là bài toán được đặt ra.
Ngành công nghiệp ô tô lẽ ra phải phát triển rất lớn mạnh, nhưng việc thiếu môi trường cạnh tranh lành mạnh cho khu vực tư nhân, đã khiến cho công nghiệp ô tô chỉ đến nay chỉ gần như là con số không và “không thể lớn lên được”.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng việc thiếu chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp tư nhân cạnh tranh đang khiến cho những doanh nghiệp tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực ô tô nói riêng khó có thể phát triển.
Thiếu tầm nhìn chính sách... ô tô mãi không lớn
Vị chuyên gia kinh tế đầu ngành này cho rằng, cách làm của ngành công nghiệp ô tô VIệt Nam không có gì sai về phương pháp luận. Tuy nhiên, đây là một ngành cạnh tranh khốc liệt nên việc thiếu chính sách hỗ trợ đã khiến cho một ngành có rất nhiều tiềm năng đã không thể phát triển trong vài thập kỷ qua.
Nghiên cứu so sánh từ Viện Nghiên cứu chiến lược và Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cũng đã chỉ ra, mức độ phát triển của thị trường và sản xuất của Việt Nam so với các nước ASEAN có rất nhiều tiềm năng.
Theo bà Nguyễn THị Xuân Thúy, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách công nghiệp, nếu như thị trường Thái Lan tăng mạnh về sản lượng gấp đôi nhu cầu tiêu thụ của nội địa, nên chủ yếu hướng ra xuất khẩu, thì những nước như Philipines, Indonesia và Việt Nam, tiềm năng tiêu thụ rất lớn khi mà sản xuất chỉ tương đương với tiêu thụ.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô, nếu như Thái Lan xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và thặng dư thương mại về phụ tùng linh kiện ô tô, thì Việt Nam và Philippines là hai nước mà có mức độ xuất nhập khẩu tương đương. Các doanh nghiệp lắp ráp số lượng không nhiều và hoạt động lắp ráp chủ yếu là thiết bị, linh kiện còn đơn giản, nên số lượng xuất ra còn ít.
“Thị trường Việt Nam tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây, công nghiệp hỗ trợ chưa được phát triển. Quy mô thị trường so với các nước nhỏ nhưng giá xe cao hơn nên ngành công nghiệp ô tô chịu áp lực cạnh tranh lớn từ các nước ASEAN đặc biệt từ 2018 khi thuế nhập khẩu nguyên chiếc về 0%” – Bà Thúy nhận định.
Tuy nhiên, với việc tham gia và ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương thì đây lại được xem là “cửa mở” cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Các nước thành viên TPP chủ yếu là xuất khẩu còn nhập khẩu khiêm tốn, do đó TPP mở ra cơ hội cho thành viên đến từ châu Á và châu Mỹ khi tạo ra những sức hút đầu tư từ những cường quốc ô tô lớn của thế giới.
Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp cho rằng, nếu như trước đây ô tô chủ yếu phục vụ thị trường trg nước, chỉ khi mạnh mới phát triển công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, với TPP sẽ mở ra cơ hội để các nước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, xuất khẩu linh kiện đi các nước.
“Điều này mở ra cách tiếp cận mới cho các nước phát triển. Trước đây thông qua các nhà lắp ráp, nhưng giờ các nhà cug cấp cũng có thể xuất khẩu linh kiện ra nước ngoài. Nếu như trước đây FDI phụ thuộc lớn vào thị trường trong nước có quy mô nhỏ, phân tán thì sau TPP, sẽ có cơ hội và động lực cho DN phát triển với quy mô lớn”, - Bà Thúy nhận định.
Còn nhiều cửa trong TPP, ô tô chọn mô hình nào?
Vấn đề đặt ra là chính sách cần làm gì để đón nhận cơ hội này và xây dựng mô hình nào cho phù hợp? Hiện nay, các ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp ô tô chưa thực sự mang lại hiệu quả, doanh nghiệp chưa cũng tận dụng được do thị trường nhỏ, nên quy mô đầu tư còn hạn chế.
Do đó, cơ quan nghiên cứu về chính sách phát triển công nghiệp của Bộ Công THương cho rằng, các ưu đãi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cần tính toán kỹ để phát triển. Bởi nếu giảm mạnh thì lại lợi ích cho nhà nhập khẩu nhưng tăng cao sẽ làm khó cho doanh nghiệp sản xuất trg nc. Do đó chính sách cần xem xét để tác động quy mô thị trường và tăng trưởng song hành.
Ngoài ra một số chính sách như giảm thuế nhập khẩu phụ tùng linh kiện tập trung vào các linh kiện chưa thể sản xuất trong nước; có văn bản hướng dẫn để Nghị định công nghiệp hỗ trợ đi vào thực tiễn; thu hút đầu tư có trọng tâm trọng điểm cho ngành công nghiệp ô tô.
Còn theo TS. Trần Đình Thiên, việc lựa chọn mô hình nào cho ngành công nghiệp ô tô cần phải tính toán đầy đủ các yếu tố, đặc biệt liên quan đến lợi thế tĩnh của Việt Nam, và yêu cầu thời đại về mặt chiến lược, có đáp ứng được hay không.
Theo đó, có hai mẫu lựa chọn cho ngành công nghiệp ô tô. Hoặc là chọn mô hình của Nhà nước, hoặc là của tư nhân. Riêng với tư nhân, TS. Thiên lưu ý đến mô hình sản xuất của doanh nghiệp ô tô Trường Hải, bởi mô hình này có thể “hé mở” ra những cách tiếp cận cho ngành công nghiệp ô tô, phải hướng ra thị trường thế giới, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong cuộc cạnh tranh đầy gay gắt với thép Trung Quốc, các công ty thép của Việt Nam sẽ phải chọn hướng đi nào để không bị ngã quỵ?
Sản xuất kinh doanh ổn định, thị trường tiêu thụ tốt, đưa ngành nhựa lọt vào “mắt xanh” của các nhà đầu tư ngoại.
Nhu cầu về sản phẩm gỗ của thế giới tăng, tạo đà cho xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam tiếp tục tăng trưởng hai con số.
Do dừng thi công quá lâu, dự án Nhà máy thép 8.000 tỷ ở Thái Nguyên đứng trước nhiều nguy cơ. Để cứu nó, cần xin thêm nhiều ưu đãi hàng ngàn tỷ, nhưng để khởi động lại dự án trước hết phải bồi thường cho nhà thầu Trung Quốc.
Những ngày qua, câu chuyện về Nhà máy lọc dầu Dung Quất có nguy cơ dừng hoạt động vì không bán được hàng được dư luận đặc biệt quan tâm. Thế nhưng, đó chỉ là một lát cắt buồn trong bức tranh chung của các dự án lọc dầu ở Việt Nam, gắn với đó là những khoản ưu đãi không hề nhỏ.
Sau khi trải qua một năm có thể được coi là tồi tệ nhất đối với các công ty hay doanh nghiệp dầu khí và khai mỏ, cũng dễ đồng cảm với giới đầu tư nếu họ băn khoăn rằng liệu còn cơ hội nào trên thị trường hàng hóa nguyên liệu vào cuối cái gọi là “siêu chu kỳ” hay không.
Theo thống kê của Hiệp hội Logistics, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 25% GDP/năm, cao hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Thái Lan. Khi TPP chính thức được thực thi với hàng nghìn dòng thuế về 0% hứa hẹn sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam và đây được các chuyên gia kinh tế đánh giá chính là cơ hội lớn cho ngành logistics ”bùng nổ”.
Cùng với hàng loạt dự án tỷ USD liên tục đổ vào Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu ngành điện tử cũng tăng trưởng ấn tượng trong vài năm trở lại đây.
Làn sóng thương mại điện tử, thương mại quốc tế tại Việt Nam đã và đang tạo nguồn động lực mạnh mẽ cho lĩnh vực logistics phát triển. Doanh nghiệp đang quan tâm đến lĩnh vực logistics cần biết gì về khung pháp lý của hoạt động này?
Cao su tự nhiên, vận tải biển, ngành dược, thủy sản, dầu khí, thép... được dự báo sẽ chịu nhiều áp lực trong năm nay.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự