Ngành dệt may được đánh giá là một trong những lĩnh vực có những tác động lớn nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.

Nếu xét riêng ngành logistics, chúng ta đã thua Singapore và Thái Lan. Thậm chí, nếu không tiến lên, Việt Nam sẽ thua Lào, Campuchia...
Được đánh giá là một thị trường tiềm năng và là một "miếng bánh ngon", nhưng "miếng bánh" logistics tại Việt Nam lại không nằm trong tay doanh nghiệp nội, mà do các doanh nghiệp nước ngoài đang làm chủ cuộc chơi...
“Miếng bánh ngon” nằm trong tay DN ngoại
Theo thống kê của Hiệp hội logistics Việt Nam, ở nước ta hiện nay có khoảng trên 1300 doanh nghiệp logistics đang hoạt động, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Trong đó, các công ty điều phối logistics nước ngoài chỉ có khoảng 25 doanh nghiệp hoạt động nhưng lại chiếm 80% thị phần. Còn lại hơn 1.200 doanh nghiệp logistics nội địa của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% thị phần. Các công ty trong nước phần lớn chỉ hoạt động trong một phân khúc nhỏ của ngành như dịch vụ giao nhận hàng hóa, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ...
Tại hội thảo về logistics được tổ chức tại Tp HCM mới đây, ông Đỗ Xuân Quang - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết, mỗi năm chi phí logistics (bao gồm chi phí vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác…) ở Việt Nam chiếm khoảng 21-25% GDP; tương đương 37- 40 tỉ USD.
“Tuy nhiên, 30-35 tỉ USD trong số đó đã thuộc về các doanh nghiệp ngoại, xem như phần ngon nhất của miếng bánh logistics tại Việt Nam đang nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài” – ông Quang thông tin.
Điều này dẫn đến hầu hết doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm đại lý cấp 2, cấp 3, thậm chí cấp 4 cho các công ty toàn cầu. Đến nay doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và chỉ tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị dịch vụ logistics.
Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Chí Dũng – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Logistics Việt Nam (VLI) cho biết, điểm yếu của các doanh nghiệp logistics Việt Nam chính là nguồn nhân lực bị thiếu hụt, chưa qua đào tạo nên mức độ chuyên nghiệp còn kém.
Thứ hai là vấn đề về chính sách do sự không nhất quán trong việc bàn giao cho Bộ nào quản lý; mỗi bộ quản một phần như hải quan, thuế thì Bộ Tài chính; xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương; vận tải do Bộ GTVT quản lý…
“Mới đây, Chính phủ đã chính thức giao cho Bộ Công thương quản lý ngành, Bộ Giao thông Vận tải quản lý về hạ tầng. Tuy vẫn còn hơi chồng chéo nhưng hiện đã khá rõ ràng so với trước đây” – ông Dũng cho biết.
Bên cạnh đó, theo ông Dũng, một lực cản lớn của ngành logistics Việt Nam hiện nay chính là công nghệ. Công nghệ thông tin của Việt Nam còn kém và lúng túng, kể cả bên cung cấp lẫn người sử dụng dịch vụ. Do đó, chi phí còn cao và chưa hiệu quả. Ngoài ra, do cơ sở pháp lý chưa rõ ràng nên rất khó để hình thành những dự án đầu tư đầy đủ trong ngành logistics.
Không nhanh sẽ thua Lào, Campuchia…
Nhận định về thực trạng ngành logistics Việt Nam trong những năm gần đây, ông Nguyễn Tương – Trưởng văn phòng đại diện Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) tại Hà Nội cho biết, doanh nghiệp logistics Việt Nam nhiều nhưng tiền thân đi lên từ dịch vụ giao nhận vận tải, năng lực hạn chế, quy mô nhỏ, vốn ít, trình độ cán bộ logistics hạn chế, công nghệ thông tin lạc hậu …
Theo ông Trần Chí Dũng, để cạnh tranh khi hội nhập, Việt Nam cần thay đổi cơ sở hạ tầng vận tải đáp ứng tính cạnh tranh toàn cầu và đẩy mạnh kết nối vận tải với các quốc gia láng giềng như Thái Lan, nước có nhiều kinh nghiệm trong phát triển ngành logistics.
“Thái Lan làm rất tốt logistics do chính sách của chính phủ hợp lý và doanh nghiệp của họ năng động. Họ có hẳn một cơ quan để quản lý ngành này, cũng như xây dựng chương trình quốc gia phát triển ngành logistics trước chúng ta cả 5, 10 năm” – ông Dũng nói.
Trong khi đó, Việt Nam còn đang khá thụ động, kể cả người làm logistics lẫn doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Do vậy, Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý, chuẩn hóa quy trình dịch vụ, nâng cấp cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics.
Nhà nước cũng cần có biện pháp hướng dẫn, thúc đẩy các doanh nghiệp logistics liên kết với nhau, hình thành các công ty có năng lực đủ mạnh, đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
“Mới đây Chính phủ đã quyết định thành lập ban soạn thảo nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics Việt Nam. Dự kiến đến tháng 6/2016 sẽ đưa ra được chương trình hành động này” – ông Dũng cho biết.
Chương trình đặt chiến lược 10 năm với các mục tiêu cơ bản như giảm chi phí logistics, nâng được tỷ trọng đóng góp trên GDP, hỗ trợ các doanh nghiệp logistics hoàn thiện chuỗi cung ứng, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh…
“Nếu xét riêng ngành logistics, chúng ta đã thua Singapore và Thái Lan. Thậm chí, nếu không tiến lên, Việt Nam sẽ thua Lào, Campuchia... Một người bạn Lào làm logistics có thể nói được 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Thái và tiếng Việt; nhưng người làm logistics Việt Nam thì không được như vậy” – ông Dũng chia sẻ.
Đánh giá về bức tranh ngành logistics Việt Nam hiện nay, ông Dũng cho rằng, việc phân chia thị phần là tất yếu bởi nó là sự kết nối toàn cầu. Chi phí vận tải chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là vận tải quốc tế. Do vậy, xét một cách tổng quan, thị phần cần đặt trong bối cảnh là thị phần nào doanh nghiệp Việt đáng phải chiếm, thị phần nào nên thuộc về doanh nghiệp nước ngoài.
“Bức tranh thị phần đã phản ánh trung thực, cân đối với năng lực và vốn đầu tư mà doanh nghiệp Việt bỏ ra. Để giành lại miếng bánh thị phần, doanh nghiệp logistics Việt Nam cần tăng đầu tư, đồng thời cần có những chính sách hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nước” – ông Dũng nhấn mạnh.
Ngành dệt may được đánh giá là một trong những lĩnh vực có những tác động lớn nhất sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực.
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam tham gia có 12 nước chiếm tới 40% kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới. Tham gia hiệp định này, NLĐ Việt Nam, trong đó có NLĐ ngành dệt - may sẽ được lợi gì? Ông Nguyễn Tùng Vân - Chủ tịch CĐ Dệt - May Việt Nam - đánh giá:
Chi phí chính thức thông quan 1 container hàng xuất khẩu chỉ 20.000 đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp phải chi từ 50.000 - 400.000 đồng, tức là gấp đến 20 lần cho một lô hàng. Thậm chí có doanh nghiệp phải chi 1 triệu đồng/lô hàng cho phí bến cảng...
Sản xuất bao bì có liên hệ mật thiết với hoạt động xuất khẩu hàng hóa, thế nhưng doanh nghiệp Việt đang bị lép vế trước sự lấn lướt của số đông doanh nghiệp nước ngoài.
Ngành dệt may Việt Nam chỉ tham gia vào chuỗi giá trị này ở giai đoạn giữa. Giai đoạn đầu và giai đoạn cuối đang thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan.
Gia nhập TPP, ngành logistics Việt Nam không chỉ phát triển theo hướng sản xuất, mà còn có cơ hội tham gia sâu hơn vào những trung tâm giao dịch vận tải của thế giới...
Trong khi có không ít các đại gia bày tỏ tham vọng muốn nhảy vào lĩnh vực cảng biển, thì không ít ông lớn lại “mắc cạn” với cuộc chơi lắm tiền nhiều của này.
Trước áp lực cạnh tranh, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp ngành da giày cần hướng tới thị trường nội địa nhiều hơn. Đặc biệt, mẫu mã phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Dù được đánh giá có mức tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ tăng 16% mỗi năm, tổng tiêu thụ thuốc khoảng 3,3 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức khi Hiệp định TPP được ký kết.
Việc nhập khẩu tới 42% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang khiến cho ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP như mọi người vẫn nghĩ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự