Xây dựng một nền công nghiệp chế biến là nhu cầu bức thiết để giải quyết vấn nạn được mùa mất giá, giải cứu nông sản... của ngành nông nghiệp VN.

Một Doanh nghiệp đã đề xuất sản xuất ô tô điện Tesla ở Việt Nam. Liệu đây có phải là hướng đi mới cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vốn dĩ bị nhiều chê trách? Đột phá bằng ô tô điện hay lầm lũi làm tiếp ô tô như bao năm nay phụ thuộc vào lựa chọn của cơ quan hoạch định chính sách.
Mơ ô tô điện “made in Việt Nam”
Mới đây, Công ty IMG Innovations - tự giới thiệu là công ty thành viên của Tập đoàn IMG - đã bày tỏ ý định triển khai dự án phát triển ô tô điện Tesla ở Việt Nam. Đây là dòng sản phẩm ô tô điện công nghệ cao được sản xuất tại Mỹ.
“Dòng sản phẩm này vận hành hoàn toàn bằng điện với mức tiêu thụ điện năng rất thấp nhưng phạm vi hoạt động thì rất rộng và đạt được công suất cao, hoàn toàn phù hợp với điều kiện giao thông và thời tiết của Việt Nam”, IMG Innovations giới thiệu trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ .
Theo công ty này, khi ô tô điện Tesla được triển khai, sử dụng rộng rãi tại Việt Nam thì sẽ là bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng sự phát triển của công nghệ, là một cuộc cách mạng thay đổi thói quen tiêu dùng trên các nguồn năng lượng truyền thống đang cạn kiệt.
Hơn 20 năm nay, Việt Nam đã nỗ lực theo đuổi công nghiệp ô tô nhưng rồi Bộ Công Thương đã thừa nhận thất bại. Bộ này đang tiếp tục vạch ra những chính sách cho ngành ô tô. Thế nhưng, thực tế là các chính sách vẫn chỉ dừng lại ở những chiếc ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Ô tô chạy bằng nhiên liệu sạch vẫn có phần vắng bóng.
Ngay trong dự thảo Nghị định về điều kiện kinh doanh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô, những nội dung hướng đến ô tô điện cũng còn chưa rõ ràng. Thậm chí, khi góp ý cho dự thảo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đề nghị loại ô tô chạy điện ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Lý do: VCCI không muốn khung khổ hạn hẹp của Nghị định cản trở cơ hội phát triển xe chạy bằng điện tại Việt Nam.
Theo VCCI, xe ô tô chạy bằng điện đang là xu hướng phát triển mới của ngành ô tô thế giới và được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh. Nhiều hãng sản xuất đang trong giai đoạn thử nghiệm, mới một số ít sản xuất hàng loạt. Do đó, nếu phải tuân thủ các quy định quản lý quá cứng nhắc có thể dẫn đến cản trở sáng tạo, cản trở khả năng nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khởi nghiệp Việt Nam.
Đại diện VCCI tin rằng: Do lĩnh vực này còn mới nên áp lực cạnh tranh trên thị trường xe điện chưa mạnh mẽ bằng dòng xe chạy nhiên liệu hóa thạch dưới 9 chỗ, các hãng sản xuất chưa có nhiều thương hiệu mạnh và cũng chưa có được quy mô sản xuất lớn để tiết giảm chi phí. Chính điều này gợi mở khả năng phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam theo hướng sản xuất xe điện.
Ô tô điện: Khó nhưng không phải không thể
Liệu ô tô điện có phải là tương lai của công nghiệp ô tô Việt Nam?
Vừa trở về từ Mỹ, và đã ghé thăm showroom ô tô điện của Tesla, Giám đốc 1 DN từng có kinh nghiệm về ô tô tỏ ra hào hứng khi cho PV.VietNamNet xem hình ảnh những chiếc ô tô điện mà ông tự tay chụp. Ông ví đó như là “những chiếc xe của tương lai”.
Vị này mô tả chi tiết: Khác với những xe thông thường động cơ nằm ở phía trước, các động cơ của xe ô tô điện lại nằm ở bánh. Pin ở sàn xe để cân bằng. Hệ thống điều khiển điện tử. Với thiết kế như vậy, các công nghệ chế tạo ô tô phức tạp bây giờ như công nghệ đúc, chế tạo máy,... hoàn toàn không cần thiết. Ô tô điện tích hợp công nghệ, tiêu hao vật liệu thấp, chủ yếu đầu tư vào công nghệ chất xám và hạ tầng (các trạm nạp).
Một trong những điểm khó nhất và tốn kém nhất để ô tô điện phát triển được là hệ thống trạm nạp nhiên liệu. Thiếu trạm nạp giống như “con cá thiếu nước” vậy.
Mặt khác, giá thành sản xuất ô tô điện vẫn ở mức rất cao so với mặt bằng ô tô nói chung. Nhưng giới chuyên gia ô tô tin rằng, số lượng của các sản lượng xe động cơ sẽ giảm xuống, nhường chỗ cho ô tô điện. Khi đó giá thành ô tô điện sẽ rẻ đi và đó là cơ hội cho việc sản xuất, tiêu thụ ô tô điện.
Ông cũng cho biết: Những nước xung quanh như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đang đầu tư hạ tầng để tiếp nhận công nghệ này.
Vị giám đốc này cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể làm được những chiếc ô tô công nghệ cao như vậy. “Chúng ta có thể làm từ thấp đến cao. Vỏ xe ta có thể làm được. Cái khó nhất là pin thì có thể nhập khẩu. Riêng động cơ trước mắt có thể nhập khẩu, song song với đó là đẩy mạnh nghiên cứu. Nhưng động cơ điện đơn giản hơn nhiều các loại động cơ khác nên Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển được”, ông nói đầy tự tin.
Song, việc sản xuất ô tô điện không hẳn dễ dàng.
Khi đề xuất dự án, chính IMG Innovations cũng thừa nhận, thực tiễn quá trình triển khai dự án ô tô điện có một số khó khăn, nhất là giai đoạn thử nghiệm. Cụ thể, các dòng sản phẩm ô tô điện, đặc biệt là sản phẩm công nghệ tiên tiến nhất thế giới là ô tô điện Tesla được nhập khẩu từ Mỹ vẫn phải chịu thuế nhập khẩu với thuế suất 70%.
Vì thế, IMG Innovations đề nghị Thủ tướng xem xét giảm thuế nhập khẩu cho ô tô điện Tesla tương tự như các nước xung quanh là 0% trong khoảng thời gian thử nghiệm từ 3-5 năm, rồi sau đó có thể tăng dần. Ngoài ra, công ty này đề nghị xem xét việc điều chỉnh giảm thêm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với dòng ô tô điện này (hiện ở mức 15%).
Theo Hà Duy
Vietnamnet
Xây dựng một nền công nghiệp chế biến là nhu cầu bức thiết để giải quyết vấn nạn được mùa mất giá, giải cứu nông sản... của ngành nông nghiệp VN.
Thông qua việc chuyển giao công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giấc mơ về ô tô Việt có thể không còn xa vời.
Bất kỳ công ty công nghiệp nào, nếu muốn vẫn còn tồn tại trong 20 năm nữa, đều phải ra sức phát triển công nghệ và năng lực kỹ thuật số.
Theo dự kiến, đến năm 2030, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đạt khoảng 9.300 USD, tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế đạt gần 90%.
Việc xác định đầu tư cho năng lượng sạch là mục tiêu hàng đầu trong chính sách, chiến lược phát triển ngành năng lượng quốc gia sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp.
Bà Kasinee Phantteeranurak, Quản lý dự án, Công ty ReedTradex cho rằng, sự tăng trưởng liên tục của dòng chảy FDI vào Việt Nam trong những năm qua, đánh dấu ở mức 24,4 tỷ đô la Mỹ vào năm 2016, là một động lực để nền công nghiệp phát triển. Theo đó là mong muốn của các nhà công nghiệp trong việc tìm kiếm những công nghiệp mới để áp dụng vào sản xuất và đáp ứng thị trường.
Mặc dù Việt Nam là nước đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, thế nhưng hàng năm các doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu một số chủng loại cao su nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sản xuất, chế biến.
Công nghiệp ô tô VN đến nay đã có bề dày 21 năm, tuy nhiên vẫn chưa đạt được sự tự chủ và đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ô nhiễm không khí và nước biển là những “đặc sản” không thể tránh khỏi của bất kỳ dự án điện than nào, dù công nghệ tân tiến đến đâu.
So với Thái Lan, Indonesia, Việt Nam là nước đi sau và có giá bán ô tô thậm chí cao gấp 2 lần. Trong khi tỷ lệ nội địa hoá xe con tại Việt Nam mới đạt 7-10%, tỷ lệ nội địa hoá của các nước trong khu vực trung bình đã đạt được 65-70%...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự