Vào tuần trước, cô bé 14 tuổi Sarina Khemchandani đã có cơ hội gặp mặt và trò chuyện với Steve Wozniak – đồng sáng lập hãng công nghệ Apple. Những gì cô bé học được từ ông cũng là điều mà người làm công nghệ cần quan tâm.

Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) từ nước, nắng, gió, sinh khối, địa nhiệt … để có thêm nguồn năng lượng sạch, giảm ô nhiễm, giảm khí thải nhà kính và chủ động nguồn năng lượng là xu hướng tất yếu và đã tăng trưởng đều trong các năm qua trên thế giới.
Dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn nhưng NLTT luôn trên đà phát triển. Tăng nhanh nhất là điện mặt trời (điện năng phát ra tăng bình quân hằng năm từ pin mặt trời (photovoltaic – PV) là 60% và từ các nhà máy điện tập trung nhiệt mặt trời (concentrating solar thermal power – CSP) là 43%), kế đến là điện gió: 25% và nhiên liệu sinh học tăng 17% mỗi năm (BĐ 3). Dù NLTT có nhược điểm khó khắc phục là hiệu suất khai thác kém vì không ổn định như năng lượng mặt trời chỉ có thể khai thác vào ban ngày, thủy điện phải có đủ nước và gió không phải lúc nào cũng đủ mạnh để chạy các turbine…, nhưng NLTT vẫn đang được đầu tư nghiên cứu và khuyến khích sử dụng trên toàn thế giới nhằm giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm ô nhiễm môi trường.
Năm 2012, điện từ NLTT trên thế giới đạt 1.470 gigawatt. Trung Quốc, Mỹ, Đức và Tây Ban Nha là những nước dẫn đầu khả năng phát điện từ NLTT. Với công suất thủy điện 229 GW cộng với 90 GW từ các loại NLTT khác (chủ yếu từ gió) cung cấp gần 20% nhu cầu điện đã đưa Trung Quốc vào vị trí dẫn đầu thế giới về điện từ NLTT; còn ở Mỹ, tỷ trọng công suất điện từ NLTT là: 15%; Đức, NLTT đáp ứng 12,6% nhu cầu năng lượng; Tây Ban Nha NLTT đáp ứng 32% nhu cầu điện. Các nước phát triển cũng đang cố gắng nghiên cứu và đầu tư tăng nguồn NLTT nhằm bổ sung thêm nguồn năng lượng đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động (Bảng 1,2,3).
Bảng 2: Phát triển NLTT trên thế giới
(*): dữ liệu đầu tư từ Bloomberg New Energy Finance, bao gồm: sinh khối, địa nhiệt, năng lượng gió với các dự án hơn 1 MW; thủy điện từ 1 – 50 MW; năng lượng mặt trời; và các dự án nhiên liệu sinh học với sản lượng mỗi năm 1 triệu lít hơn.
Bảng 3: Công việc tạo ra từ công nghiệp NLTT trên toàn cầu
Điện mặt trời: các nước dẫn đầu trong nghiên cứu, sản xuất và triển khai ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời là Mỹ, Nhật, Đức, Israel, Trung Quốc,… Năm 2012, Pin năng lượng mặt trời (PV) tiếp tục phát triển mạnh, công suất toàn cầu lên đến 100 GW, trong khi 10 năm trước, năm 2002 chỉ có 2,2 GW (BĐ 6). Năm thị trường lớn trong lĩnh vực này là Đức chiếm tới 32%, Ý đứng thứ hai: 16%, kế đến là Mỹ: 7,2%, Trung Quốc: 7% và Nhật: 6,6% (BĐ 7). Tương tự, các nhà máy điện tập trung nhiệt mặt trời(CSP) rất phát triển,năm 2012 tăng hơn 60% đạt 2.550 MW, trong khi năm 2002 chỉ có 354 MW (BĐ 8) . Các nước phát triển mạnh các nhà máy CSP là Tây Ban Nha với công suất 1.950 MW và Mỹ là 1.300 MW, CSP cũng đang thu hút sự quan tâm của các nước đang phát triển ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và Mỹ la Tinh.
BĐ 7: Các nước dẫn đầu về công suất điện mặt trời, năm 2012
Năng lượng gió: tính đến cuối 2012, các turbine gió cung cấp 283 GW trên toàn thế giới (BĐ 12); trong 5 năm qua, công suất điện gió tăng bình quân hàng năm khoảng 25%, cung cấp khoảng 3% nhu cầu tiêu thụ điện toàn cầu, ở châu Âu tỷ lệ này là 7%. Top 10 quốc gia dẫn đầu về điện gió đã chiếm đến 85% công suất toàn cầu (BĐ 13), nhiều nhất là các nước: Trung Quốc (40%), Mỹ (35%), Anh (11%). Tuy nhiên, điện gió chiếm tỷ trọng nhiều cho nhu cầu tiêu thụ điện tại các nước là Đan mạch (30%), Bồ Đào Nha (20%), Tây Ban Nha (16,3%).
BĐ16: Các quốc gia dẫn đầu về năng lượng sinh học (trung bình năm 2010 – 2012)
Vào tuần trước, cô bé 14 tuổi Sarina Khemchandani đã có cơ hội gặp mặt và trò chuyện với Steve Wozniak – đồng sáng lập hãng công nghệ Apple. Những gì cô bé học được từ ông cũng là điều mà người làm công nghệ cần quan tâm.
Người đứng đầu Chính phủ đã lắng nghe, đối thoại và giải quyết 'nóng' một số kiến nghị của các nhà khoa học trẻ tại buổi gặp gỡ sáng 11/9.
Sáng 11/9, lần đầu tiên Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi gặp mặt giữa 70 nhà khoa học trẻ với lãnh đạo Chính phủ.
Quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ có thể được coi là chìa khóa mở ra cơ hội kinh doanh cho các DN trong lĩnh vực xăng dầu.
Đại diện của "gã khổng lồ" Google cho biết sẵn sàng chia sẻ từ 50-70% doanh thu từ quảng cáo cho các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube.
Ứng dụng đặt taxi qua smartphone đang làm nóng thị trường khi các thương hiệu Uber, Grab Taxi, Easy Taxi... liên tục đầu tư cải tiến công nghệ, buộc các hãng truyền thống như Vinasun, Mai Linh... dù đang thống lĩnh thị trường phải thay đổi phương thức kinh doanh.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD: Organization for Economic Co-operation and Development), công nghệ nào được áp dụng để giảm thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn, tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng đều được gọi là công nghệ sạch (CNS).
Than sinh học (TSH) có tiềm năng tạo ra các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường, nhất là sử dụng trong nông nghiệp và góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Vì vậy, dù đã được sử dụng từ rất lâu nhưng công nghệ hiện đại cho TSH vẫn luôn được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.
Ví điện tử được xem như một xu hướng thanh toán mới và tối ưu nhất trong thời kỳ bùng nổ mua bán trực tuyến. Một chiếc ví điện tử như thế nào là một chiếc ví thực sự an toàn đối với bạn ở thời đại mà tội phạm công nghệ đang nhắm vào hình thức thanh toán trực tuyến như một miếng mồi béo bở?
Vật liệu nano là những vật liệu có kích thước cực nhỏ ở mức nanomet (nm) của một chiều đến ba chiều. Nếu vật liệu có kích thước bằng hoặc nhỏ hơn 100 nm ở một chiều sẽ có dạng tấm, ví dụ tấm graphene từ graphite carbon
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự