tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Công nghệ Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ với thế giới

  • Cập nhật : 01/09/2015

(Tin kinh te)

Công nghệ của doanh nghiệp VN sử dụng lạc hậu so với thế giới vào khoảng 30 năm và vài chục năm so với khu vực.

Đó là thông tin của Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ (Bộ KHCN) Nguyễn Quân cho biết trong hội thảo tổ chức tại TP.HCM, ngày 25/8.

Theo phân tích của Bộ trưởng, một vòng đời công nghệ vào khoảng 10 năm, nghĩa là sau khoảng một thập niên sẽ có một thế hệ công nghệ mới ra đời. Với tốc độ phát triển này của công nghệ, Việt Nam lạc hậu đến 2-3 thế hệ công nghệ so với thế giới.

cong nghe viet nam lac hau 2-3 the he voi the gioianh minh hoa

Cong nghe Viet Nam lac hau 2-3 the he voi the gioiẢnh minh họa

“Nhiều người muốn nhập máy cũ cho rẻ để bớt chi phí đầu vào. Nhưng nếu gia nhập TPP mà vẫn giữ trình độ sản xuất, thiết bị máy móc như hiện nay sẽ không cạnh tranh được. Không có chiếc máy nào đã dùng 20 - 30 năm mà còn tốt, để sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh được với các sản phẩm hiện nay của thế giới", bộ trưởng Quân nói.

Từ đó, Bộ trưởng đặt câu hỏi: "Trong vài ba năm tới, làm sao nước ta có thể nâng cao trình độ công nghệ lên mức chỉ còn tụt hậu so với thế giới khoảng 1-2 thế hệ công nghệ"?

Bộ trưởng cho rằng, cảnh báo công nghệ lạc hậu dù biết là muộn nhưng cũng còn hơn không. Với hiện trạng trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh, trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực... đã cho phép các nhà quản lý, chuyên gia phác họa viễn cảnh sắp đến rất đáng lo ngại và vô cùng sốt ruột với nước ta.

Vì vậy, tới đây nếu không còn hàng rào thuế quan theo luật chơi chung của quốc tế, buộc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng với hàng hóa của các nước trong khu vực và thế giới. Khi đó, nếu chất lượng hàng trong nước kém hơn và giá không rẻ hơn thì chắc chắn sẽ không cạnh tranh được.

52% doanh nghiệp sử dụng thiết bị lạc hậu

Vấn đề này trước đó đã được nêu ra tại hội thảo khoa học “Sản phẩm chất lượng, an toàn – nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển kinh tế hội nhập” diễn ra ngày 13/5 tại TP.HCM. hiều đại biểu cho rằng, để nâng cao chất lượng sản phẩm,

Tại đây, nhiều đại biểu cho rằng, để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh thì không có con đường nào khác là các doanh nghiệp (DN) phải đầu tư đổi mới công nghệ.

Chính đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) cho biết, phần lớn DN trong nước đang sử dụng công nghệ rất tụt hậu so với mức trung bình trên thế giới. Mức độ thiết bị lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 52%, trong khi mức độ thiết bị hiện đại chỉ có 10% và mức độ thiết bị trung bình là 38%. Đáng lưu ý, ở khu vực sản xuất nhỏ, thiết bị ở mức lạc hậu và rất lạc hậu chiếm đến 70%.

Cũng theo kết quả khảo sát 100 DN ở Hà Nội và TP.HCM, mức đầu tư cho đổi mới thiết bị công nghệ của DN trong nước chỉ chiếm 3% doanh thu cả năm. Đa số các DN sử dụng công nghệ của những năm 80 của thế kỷ trước; 69% DN phụ thuộc vào nguyên vật liệu; 52% phụ thuộc vào thiết bị, công nghệ nhập khẩu và 19% DN lệ thuộc vào bí quyết công nghệ, số cán bộ có kỹ thuật chuyên môn cũng chỉ đạt khoảng 7%.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Nhóm nghiên cứu Kinh tế phát triển Đại học Tổng hợp Copenhagen (Đan Mạch) vừa kết thúc điều tra năng lực cạnh tranh và công nghệ của DN Việt Nam cho thấy: DNNN và DN lớn vẫn có khả năng tiếp cận công nghệ mới và áp dụng công nghệ mới hơn DN nhỏ và DN tư nhân. Nguyên nhân vẫn là vốn ít, và DN tư nhân cho biết 23% vốn đầu tư cho công nghệ phải đi vay tín dụng.

Và một nhận định, đánh giá quan trọng được nhóm nghiên cứu đưa ra: “Vẫn còn sự phân biệt đối xử giữa các thành phần DN. Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho đổi mới và chuyển giao công nghệ vẫn tập trung cho DNNN, những DN lớn”.

Điều quan ngại nhất được rút ra từ điều tra, đó là DN Việt Nam đang nhập siêu từ Trung Quốc rất lớn, và thiết bị, công nghệ mà DN mua, phần lớn là từ Trung Quốc.

Đáng lưu ý, công nghệ chính DN đang sử dụng có tuổi thọ không quá 10 năm. Ông Hoàng Văn Cương (CIEM) chỉ ra cho dù DN đang rất bằng lòng với điểm này nhất là DNNN bằng lòng với công nghệ đang có, chưa thực sự có nhu cầu tự thân đổi mới và chuyển giao công nghệ. Nhưng điều này có thể là do năng lực quản lý yếu kém của người lãnh đạo hoặc thiếu động lực phát triển trong dài hạn.

Thực tế này đã một phần trả lời câu hỏi: Vì sao năng lực cạnh tranh DN thấp?

(Theo báo Đất Việt)

Trở về

Bài cùng chuyên mục