Tuy năm 2015, hoạt động bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thiếu vắng những tên tuổi lớn nhưng nhà đầu tư (NĐT) vẫn không bỏ lỡ cơ hội tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc quyền quản lý của các địa phương.

Thêm 745 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài vào Việt Nam trong cả năm 2015, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước.
Những đồn đoán về việc nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài từ tháng 5/2015 và việc hiện thực hóa những dự đoán đó vào tháng 9/2015 đã thực sự tạo cú huých giúp thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với khối ngoại.
Các nhà đầu tư cá nhân nước ngoài đã đổ xô vào Việt Nam mở tài khoản giao dịch chứng khoán.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) cho biết cơ quan này đã được cấp mã số giao dịch chứng khoán cho tổng cộng 745 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài trong năm 2015, tăng 42,7% so với năm 2014.
Đây cũng là năm Việt Nam đón nhiều nhà đầu tư cá nhân nhất trong vòng 5 năm qua.
Trong năm 2015, số nhà đầu tư cá nhân vào Việt Nam đạt mức cao kể từ tháng 5 trở đi khi bắt đầu có những đồn đoán về việc tăng tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài.
Về phía nhà đầu tư tổ chức, năm 2015 Việt Nam đón 292 tổ chức, ít hơn so với năm 2014 nhưng nhỉnh hơn so với các năm còn lại.
Riêng trong tháng 10/2015, VSD cấp mã số giao dịch cho 50 nhà đầu tư tổ chức nước ngoài – tháng có số lượng tổ chức nhiều thứ hai vào Việt Nam chỉ sau tháng 1/2010 khi số liệu bắt đầu được tổng hợp.
Tính đến cuối năm 2015, đã có tổng cộng 18.6.7 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, trong đó có 2.879 nhà đầu tư tổ chức và 15.728 nhà đầu tư cá nhân.
Kết quả trên phần nào giải thích cho việc các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2015.
Theo thống kê của NDH, khối ngoại năm qua đã mua vào 2,6 tỷ cổ phiếu trị giá 73 nghìn tỷ đồng, trong khi bán ra 2,3 tỷ cổ phiếu trị giá 70,2 nghìn tỷ đồng. Như vậy, họ đã mua ròng 2.892 tỷ đồng trên cả 2 sàn HOSE và HNX trong năm 2015, nhưng giảm so với mức 3.732 tỷ đồng của năm 2014 và 6.829 tỷ đồng của năm 2013.
(Theo CafeF)
Tuy năm 2015, hoạt động bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) thiếu vắng những tên tuổi lớn nhưng nhà đầu tư (NĐT) vẫn không bỏ lỡ cơ hội tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc quyền quản lý của các địa phương.
Giảm điểm 3 sau 4 phiên giao dịch đầu năm với lý do chủ yếu là tâm lý lo ngại trước diễn biến tài chính Trung Quốc, chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ trải qua nhiều cơn "nóng - lạnh" trong năm nay bởi tác động từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nhà đầu tư ồ ạt bán ngay khi có thể khiến chứng khoán Trung Quốc có phiên giao dịch ngắn nhất lịch sử - phải đóng cửa chỉ sau 30 phút.
Chỉ số MSCI All-Country World Index đã giảm tổng cộng 3,3% sau 3 phiên giao dịch đầu tiên của năm 2016, qua đó đánh dấu khởi đầu năm mới tồi tệ nhất kể từ năm 2000.
Những nỗ lực mới nhất để giải cứu TTCK của Trung Quốc đang khiến những nhà đầu tư ngoại rời xa thị trường này.
NHTW Trung Quốc lại phá giá nhân dân tệ 0,51%, khiến thị trường hoảng loạn.
Cơn địa chấn lây lan toàn cầu từ sự kiện sụp đổ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc không làm ngạc nhiên giới quan sát.
Ngân hàng này dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ sụt giảm khoảng 27% trong năm 2016, tức khoảng 2.600 điểm.
Mức giảm của chứng khoán Trung Quốc trong phiên đầu tiên năm 2016 được cho là có nguyên nhân từ việc các chính sách hành chính để giữ thị trường của Chính phủ đến hạn hết hiệu lực.
Các quỹ của Chính phủ Trung Quốc mua vào cổ phiếu, Ngân hàng Trung ương nước này bơm gần 20 tỷ USD vào hệ thống tài chính...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự