Ngày 31-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin một phóng viên tài chính nhận tội “gây bất ổn và hoang mang” trên thị trường chứng khoán nước này, dẫn tới “tổn thất nghiêm trọng”.

Các quỹ của Chính phủ Trung Quốc mua vào cổ phiếu, Ngân hàng Trung ương nước này bơm gần 20 tỷ USD vào hệ thống tài chính...
Giới đầu tư chứng khoán ở Trung Quốc tiếp tục lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Trong nỗ lực ngăn đà lao dốc của thị trường chứng khoán, cơ quan chức năng Trung Quốc ngày 5/1 đã yêu cầu các quỹ đầu tư quốc doanh mua vào cổ phiếu, đồng thời phát tín hiệu sẽ duy trì lệnh cấm bán ra đối với các cổ đông lớn - nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng tin Bloomberg.
Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) cũng “bơm” khẩn cấp 20 tỷ USD thanh khoản vào hệ thống tài chính nhằm xoa dịu các nhà đầu tư.
Nguồn tin đề nghị không tiết lộ danh tính nói với Bloomberg rằng, các quỹ của Chính phủ Trung Quốc đã mua vào cổ phiếu các công ty niêm yết sau phiên sụt giảm 7% khiến thị trường chứng khoán nước này phải ngừng giao dịch giữa chừng vào ngày 4/1.
Cũng theo nguồn tin, Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã yêu cầu các sàn giao dịch chứng khoán nói với các công ty niêm yết rằng, lệnh cấm có thời hạn 6 tháng đối với việc bán ra cổ phiếu của các cổ đông lớn sẽ được gia hạn sau khi hết hạn vào ngày 8/1.
Trong một tuyên bố phát đi sáng 5/1, PBoC cho biết đã bơm 130 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 19,9 tỷ USD, vào hệ thống tài chính Trung Quốc.
Những động thái này cho thấy Bắc Kinh một lần nữa đang mạnh tay can thiệp để ngăn đà lao dốc của thị trường chứng khoán. Phiên ngày 4/1 đánh dấu sự khởi đầu năm mới tồi tệ chưa từng có đối với thị trường chứng khoán nước này, cuốn phăng 590 tỷ USD giá trị vốn hóa khỏi thị trường.
“Thị trường đã nhận được sự hỗ trợ từ các quỹ quốc doanh và giá cổ phiếu sẽ được nâng đỡ trong ngắn hạn”, ông Wang Zheng, Giám đốc đầu tư công ty Jingxi Investment Management ở Thượng Hải, nhận định. “Tuy nhiên, trong dài hạn, thì trường sẽ tự lực chống chọi với áp lực giảm điểm, không thể lúc nào cũng phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ được”.
Chỉ số CSI 300 của thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục giảm 2,2% vào lúc hơn 14h chiều ngày 5/1 theo giờ địa phương, sau khi tăng tới 1,4% trước đó.
Đợt can thiệp này của Chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán khiến nhiều người nhớ lại những biện pháp hỗ trợ giá cổ phiếu chưa từng có tiền lệ mà Bắc Kinh đã triển khai trong đợt sụt giảm “kinh hoàng” của thị trường hồi mùa hè năm 2015.
Khi đó, ngoài việc ban lệnh cấm cổ đông lớn bán ra cổ phiếu trong 6 tháng, Chính phủ Trung Quốc còn được cho là đã chỉ đạo các quỹ quốc doanh chi 236 tỷ USD để mua cổ phiếu trong vòng 3 tháng tính đến hết tháng 8.
Tuy giảm 43% trong mùa hè, chỉ CSI 300 vẫn kết thúc năm 2015 với mức tăng 5,6% cho cả năm.
Mặc dù vậy, ngay trong ngày giao dịch đầu tiên của năm 2016, chỉ số này lại sụt mạnh do các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới.
Ngày 31-8, truyền thông Trung Quốc đưa tin một phóng viên tài chính nhận tội “gây bất ổn và hoang mang” trên thị trường chứng khoán nước này, dẫn tới “tổn thất nghiêm trọng”.
Ngày 1-9, giá chứng khoán châu Á tiếp tục tuột dốc sau khi Trung Quốc công bố chỉ số kinh tế mới gây thất vọng. Giá dầu cũng giảm theo sau một ngày tăng mạnh.
Vốn ngàn tỷ đồng, mỗi cổ phần bán ra chỉ quanh mức 10,000 đồng/cp, vậy nhưng nhiều doanh nghiệp khi bán đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO) lại rất ế ẩm. Điều quan trọng nhất là chất lượng hoạt động kinh doanh phải chăng đang là hạn chế của những đơn vị này?
Có một sự thật rõ ràng rằng kiếm tiền chưa bao giờ là dễ dàng. Dù bạn có thực hiện đúng phương pháp hay công thức kiếm tiền đến đâu đi nữa nhưng vẫn mất tiền thậm chí phá sản.
Tâm lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc “tạo sóng” thị trường. Còn nhớ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có thời gian tăng trưởng rất nóng (năm 2007) mà một lý do quan trọng tạo sức nóng là tâm lý đám đông.
Dòng tiền trên thị trường đã hạn chế đầu tư vào cổ phiếu mang tính đầu cơ và tăng nóng trong nửa đầu năm mà tập trung hơn vào các DN làm ăn ổn định, có vị thế vững chắc trong nền kinh tế.
Giới chức nước này đã đề nghị các công ty môi giới góp 100 tỷ NDT (15,7 tỷ USD) vào quỹ cứu trợ thị trường, đồng thời tăng mua lại cổ phiếu.
Ngày 25/8/2015, Tờ “Bình luận quân sự” (Nga) đã cho đăng bài viết với tiêu đề như trên của học giả Nga Igor Kabardin. Xin được giới thiệu tiếp bài viết này.
Ts. Marc Faber, nhà tư vấn đầu tư huyền thoại vừa có những chia sẻ về thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Trần Hoàng Sơn- Giám đốc chiến lược thị trường MBS cho rằng khối ngoại vẫn là yếu tố tiềm ẩn rủi ro với thị trường lúc này và nhiều khả năng VnIndex sẽ có nhịp điều chỉnh ngắn hạn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự